Văn hóa – Di sản

Di sản Văn hoá Sa Huỳnh - "kho báu" vô giá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Kim Thoa 20:17 22/03/2023

Di sản Văn hóa Sa Huỳnh được coi là “kho báu” vô giá của tỉnh Quảng Ngãi. Vào ngày 24/3 sẽ diễn ra Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh...

danh-thuc-cac-gia-tri-di-san-van-hoa-sa-huynh-7.jpg
Một góc đầm An Khê (Sa Huỳnh) – Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn di sản

Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Đông Nam Bộ là ba trung tâm văn minh ở thời đại kim khí, trong đó Văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam từ vùng Hà Tĩnh giao thoa với Văn hóa Đông Sơn đến vùng Bình Thuận và vùng trung tâm của văn hóa này nằm ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, phía Bắc Bình Định. Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1936, nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani đã lấy địa danh Sa Huỳnh đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này là “Văn hóa Sa Huỳnh”.

Di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh ở tỉnh Quảng Ngãi được phân bố chủ yếu ở phường Phổ Thạnh và xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ. Từ khu mộ chum Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ học người Pháp qua các đợt khai quật đã liên tục phát hiện các dấu vết của một nền văn hóa thời tiền sử, tìm thấy khoảng 500 mộ chum có chứa nhiều loại đồ tùy táng phân bố dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh làm nghề trồng trọt, đánh cá, đi biển; làm đồ trang sức, đồ gốm, kỹ thuật đúc thủy tinh, đặc biệt là tục chôn cất người chết trong những chum lớn (mộ chum) thường tập trung ở các cồn cát ven biển và lan dần ra đảo Lý Sơn, minh chứng cho chủ quyền biển đảo của đất nước ta từ hơn 2.000 năm trước.

Sa Huỳnh là vùng đất giàu có, thương cảng Sa Huỳnh một thời giao thương phồn thịnh, nơi đây có cửa biển nằm cạnh dòng hải lưu ven bờ, có vịnh kín, ghe thuyền ẩn trú an toàn. Đây cũng là điểm xuất phát con đường muối, từ vùng muối Sa Huỳnh lên Tây Nguyên và đi các nơi theo đường biển. Muối gắn liền với cư dân Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt, đem lại sự giàu có và quyền lực.

Năm 1997, di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia với hai khu vực được bảo vệ là Phú Khương và Gò Ma Vương (ở xã Phổ Thạnh, và Phổ Khánh). Đến 2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt đối với văn hóa Sa Huỳnh, nhưng vì nhiều lý do, trong đó có dự án điện mặt trời trên vùng lõi di tích, nên hồ sơ bị gác lại.

Mới đây, Quảng Ngãi đã dừng dự án điện mặt trời, tiếp tục lập hồ sơ khoa học về di tích văn hóa Sa Huỳnh để trình Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch.

Theo hồ sơ, di tích văn hóa Sa Huỳnh gồm 5 điểm di tích: Long Thạnh (Gò Ma Vương), Phú Khương, Thạnh Đức, đầm An Khê và lạch An Khê, quần thể di tích Chăm Pa, thuộc xã Phổ Khánh và phường Phổ Thạnh.

Trong đó, đầm An Khê rộng 350 ha, nằm ven biển Sa Huỳnh, có điều kiện thiên nhiên cơ bản để hình thành các di tích văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa, văn hóa Việt ở quanh đầm. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã định cư xung quanh đầm An Khê trong khoảng 1.000 năm, từ sơ kỳ đồng thau cách đây khoảng 3.000 năm, đến thế kỷ I đầu Công nguyên.

Đầm An Khê là cội nguồn sinh thái nhân văn, là điều kiện cần và đủ để hình thành các di sản văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa, văn hóa Việt tiếp nối nhau liên tục phát triển. Đầm An Khê và khu vực xung quanh với những di tích khảo cổ học đã được phát lộ, còn trong lòng đất là môi trường sống, không gian sinh tồn, sinh thái nhân văn của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Xung quanh khu vực đầm An Khê, người dân vẫn giữ phương thức canh tác truyền thống, lưu truyền các phong tục, tập quán mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian của người Việt như hát bài Chòi, hát Sắc Bùa, hát Hố.

Ngoài ra, đầm An Khê được biết đến với nguồn lợi thủy sản phong phú, đã giúp cho nhiều người dân tại đây có cuộc sống tốt hơn. Vai trò nổi bật của đầm An Khê là nguồn lợi thủy sản, đảm bảo thực phẩm cho nhân dân sống quanh đầm, là sinh kế của hơn 200 hộ dân các thôn Phú Long, Diên Trường (Phổ Khánh) và Long Thạnh 1, Long Thạnh 2 (Phổ Thạnh) với các hoạt động như khai thác, nuôi trồng và thu mua thủy sản từ đầm.

Nơi đây cũng dày đặc những di tích. Trong đó, các di tích văn hóa Champa hình thành xung quanh đầm An Khê như tháp Núi Một, tháp Gò Đá, miếu Chăm, bia Vũng Bàng, hệ thống giếng nước Champa, cầu đá, con đường cổ Sa Huỳnh, hệ thống mương dẫn nước cổ.

Văn hóa Việt hình thành xung quanh đầm An Khê có miếu Thành Hoàng, dinh Thủy Long, dinh Bà chúa Yàng, dinh Thiên Yana, lăng thờ Cá ông, cùng các di sản phi vật thể nghề gốm Chỉ Trung, nghề muối Sa Huỳnh, hát Bả Trạo, Sắc Bùa, hát Hố, cùng hàng loạt di sản phi vật thể khác.

Các nhà khoa học nhận định, giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, Chăm pa, Đại Việt ở quần thể này vẫn còn nguyên vẹn với tính xác thực cao... Từ đó có thể xây dựng khu di tích văn hóa Sa Huỳnh thành trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản này đại diện cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh là sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh. Thông qua đó sẽ góp phần quảng bá giá trị của văn hóa Sa Huỳnh, nâng cao trách nhiệm của chính quyền và người dân trong việc gìn giữ và bảo tồn di sản.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Những phát hiện mới giúp nhận diện rõ Chính điện Kính Thiên
    Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây được xem là những kết quả khảo cổ học nổi bật trong năm 2024.
  • Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
    Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
Di sản Văn hoá Sa Huỳnh - "kho báu" vô giá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO