Văn hóa – Di sản

Ngôi chùa Long Quang ở Hà Nội có tuổi đời 600 năm

KT 14:15 29/03/2023

Chùa Long Quang có diện tích 7.000m2, nằm trên đường Kim Giang (thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch.

1.jpg
Chùa Long Quang là địa điểm quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông.

Chùa Long Quang là địa điểm quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông. Trong giáo lý nhà Phật, Mật Tông thuộc Bồ Tát thừa (8 hệ thống giúp người tu hành có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ và giải thoát). Mật Tông theo nghĩa dễ hiểu nhất chính là tên gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa 2 tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại Thừa. Phái Mật Tông theo tiếng Phạm là “Mantra”, nghĩa là những lời nói chân thật.

11.jpg

Khi Pháp đánh chiếm xã Thanh Liệt vào tháng 3/1947, chùa cùng ngôi miếu Vực cổ kính bị phá để xây đồn, dựng bốt trong suốt 8 năm... Đến năm 2000, nhà chùa xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ và cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, phát tích của các bậc tiền nhân đã làm rạng rỡ vẻ vang non sông xứ sở như: Đô hồ Đại vương Phạm Tu, Tiên triết Chu Văn An, Thiền gia Pháp chủ sư Tổ Vĩnh Nghiêm. 

Trải qua thời gian hàng trăm năm, nhiều hạng mục trong chùa đã bị xuống cấp. Vào năm 2011, chùa Long Quang đã được trùng tu để đẩm bảo an toàn phục vụ tín ngưỡng cho các phật tử. Hiện tại, chùa có diện tích 7.000 m2 với khuôn viên rộng rãi, thoáng mát.

Chùa Long Quang là địa điểm quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông. Chùa có khuôn viên rộng rãi với các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo cùng những vòng tròn mandala đặc trưng. Đây là nơi mọi người tới cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc. Chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cương thừa nên có những đặc trưng thường thấy ở các ngôi chùa tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng. Bởi vậy, khi tới đây, du khách không khỏi ấn tượng với cách bài trí độc đáo với nhiều tông màu rực rỡ và cảm giác như lạc bước tới vùng đất của các quốc gia Nam Á xa xôi.

Bên cạnh đó, những dải cờ nhiều màu sặc sỡ được giăng khắp nơi không chỉ tô điểm phong cách kiến trúc khác lạ cho ngôi chùa này mà còn làm du khách gợi nhớ đến hình ảnh thường thấy ở những ngôi chùa ở Tây Tạng. Những dải cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió", biểu tượng cho sự chuyển hóa của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, lá cờ có 5 màu, tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.

Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ. Trên tầng hai là ngôi đại hùng bửu điện, nổi bật với những bức tường rực rỡ sắc đỏ - cam - trắng cùng những hoa văn, hình họa xung quanh các gian thờ. Bên trong khu vực này được trang trí ấn tượng bằng nhiều tranh, tượng các vị Bồ Tát cũng như thần linh khác nhau. Tuy khác biệt về kiến trúc và trường phái nhưng chùa Long Quang cũng như mọi ngôi chùa khác đều đem lại cảm giác an yên cho bất kỳ ai ghé thăm nhờ không gian thanh tịnh, hòa cùng mùi gỗ đàn hương phảng phất khắp nơi.

Trên nóc chùa là nơi đặt bảo tháp Kim cương thừa. Đây cũng là nét kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa trở nên độc nhất tại Hà Nội.

Chùa Long Quang mở cửa từ 6h30 đến 11h30 sáng, chiều từ 13h30 đến 17h30. Riêng tuần rằm, mùng một, chùa mở cửa từ 5h sáng đến 9h tối. Thời gian tụng kinh hàng ngày từ 19h30 đến 20h30.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Ngôi chùa Long Quang ở Hà Nội có tuổi đời 600 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO