Tấm lòng nhân hậu của một cô giáo

HNM| 18/11/2020 21:21

“Cô giáo Huệ là người có chuyên môn giỏi và tấm lòng nhân hậu, luôn được học sinh yêu quý, đồng nghiệp nể phục...”, đó là lời nhận xét của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình Nguyễn Thị Vân Anh về cô giáo Đinh Thị Minh Huệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A3 của trường. Có dịp gặp gỡ cô giáo Huệ, mới càng hiểu và trân trọng, khâm phục tấm lòng của một nhà giáo giàu lòng nhân ái.

Tấm lòng nhân hậu của một cô giáo
Cô giáo Đinh Thị Minh Huệ cùng học sinh phân loại sách trước khi gửi tặng học sinh vùng cao. Ảnh: Minh Đức

Từ khéo tạo hứng thú trong giờ học...

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, năm 2001, cô giáo Đinh Thị Minh Huệ nhận công tác tại Trường Tiểu học Thượng Thanh (quận Long Biên). Năm 2008, cô giáo Đinh Thị Minh Huệ chuyển công tác sang Trường Tiểu học Kim Đồng và gắn bó với trường đến nay. 

Được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng, năm nào cũng giao nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp, cô giáo Đinh Thị Minh Huệ luôn nỗ lực về mọi mặt, góp phần đưa chất lượng giáo dục của lớp ngày càng tiến bộ. Các học trò của cô giáo Huệ đều ấn tượng với cách “vào bài” gần gũi, mộc mạc nhưng cũng rất lôi cuốn qua những dòng thơ. “Tùy theo nội dung môn học, tôi thường cố gắng chuyển nội dung của bài học hoặc những kiến thức cần nhớ thành những vần thơ. Những vần điệu của thơ khiến học trò dễ nhớ, dễ hiểu bài hơn, giờ học vì thế mà cuốn hút, hấp dẫn hơn với học trò”, cô giáo Huệ chia sẻ. 

Hiểu được tâm lý học trò nhỏ, một phương pháp khác cũng được cô giáo Huệ phát huy, tạo sự hứng thú trong các giờ học là kể những câu chuyện từ thực tế cuộc sống. Là người có nhiều trải nghiệm với cuộc sống vất vả của giáo viên và học sinh ở những trường khu vực miền núi, vùng cao qua các chuyến đi làm từ thiện, cô giáo Huệ thường bắt đầu bài giảng bằng những câu chuyện, hình ảnh, cảm xúc về kỷ niệm nơi cô đã đi qua. Qua đó, không chỉ giúp các em có thêm kiến thức mà còn truyền tải tinh thần tương thân, tương ái với cộng đồng.

Nói về đồng nghiệp của mình, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết: “Đó là một cô giáo vững chuyên môn và luôn giữ được nhiệt huyết với công việc. Cùng với các đồng nghiệp, cô Huệ đã góp sức làm lan tỏa phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, góp phần không nhỏ làm nên thành tích của Trường Tiểu học Kim Đồng, khi được UBND thành phố tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm học 2019-2020. 

... đến nối dài hành trình nhân ái 

Không chỉ giỏi chuyên môn, cô giáo Đinh Thị Minh Huệ còn kêu gọi, thu nhận quần áo cũ mang về giặt sạch, gom từng bộ sách giáo khoa cũ, ba lô, cặp sách... để gửi tặng các lớp học bán trú ở vùng cao. Nhiều năm nay, nhà cô giáo Huệ trở thành nơi tập kết của những món đồ ấy.

Hành trình gắn bó với những học trò vùng cao của cô giáo Đinh Thị Minh Huệ bắt đầu từ một lá thư của một đồng nghiệp ở Sơn La kể về những lớp học đơn sơ, thiếu thốn và sự vất vả của học trò nơi đây. Đó là những lớp học với những tấm phên rách xiêu vẹo, là những đôi chân trần lấm lem bùn đất của học trò. Sau khi trực tiếp đi khảo sát, cô giáo Huệ và một số người bạn đã đứng ra quyên góp, nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng một điểm trường ở xã Nà Bó (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vào năm 2017. 

Những việc làm nhân ái của cô giáo Huệ đã lan tỏa tới các đồng nghiệp và học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng. Đã thành thói quen, hễ nhà ai có đồ đạc, sách vở, nồi, bát đĩa... không dùng, đều mang đến nhờ cô giáo Huệ gửi tặng tới những nơi cần. Học sinh của trường cũng có thói quen giữ gìn sách vở, đồ dùng cẩn thận hơn để sau mỗi học kỳ lại soạn ra những thứ có thể chia sẻ với các bạn còn khó khăn...

Nhóm ELEOS (Lòng nhân ái) do cô giáo Huệ phụ trách ra đời, đã có nhiều hoạt động tích cực. Hầu hết thành viên của nhóm đều là học sinh cũ của cô Huệ và đang học tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ đứng ra vận động, các em còn tự vẽ tranh, gom sách cũ... đi bán lấy tiền làm từ thiện. 

Từ năm 2018 đến nay, hằng năm cô giáo Huệ đều cùng các đồng nghiệp tham gia đóng góp công sức, vật chất để xây dựng từ 1 đến 2 điểm trường; thường xuyên quyên góp, thu thập sách vở, quần áo cũ, xe đạp cũ, đồ dùng gia đình... và thuê xe gửi lên nhiều điểm trường của các tỉnh miền núi. Đáng chú ý, ba năm qua, từ phong trào nuôi lợn nhựa của học sinh, góp quỹ tình thương của giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng đã hỗ trợ tiền ăn trưa, đồ dùng bán trú cho Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai). 

Bà Nguyễn Cẩm Linh, phụ huynh học sinh Nguyễn Linh Chi (đang học lớp 5A2 Trường Tiểu học Kim Đồng) chia sẻ: “Cô giáo Huệ từng là giáo viên chủ nhiệm của con tôi. Tôi cảm nhận sự tâm huyết của cô giáo Huệ không chỉ qua bài giảng hằng ngày, mà còn qua những việc làm tốt đẹp, giàu ý nghĩa với cộng đồng. Cô đã ươm mầm nhân ái cho học trò, giúp các con chăm ngoan hơn, biết chia sẻ, yêu thương với những bạn còn nhiều thiệt thòi...”.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Tấm lòng nhân hậu của một cô giáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO