Ra mắt bộ sách Lớp học 1 - 0 - 2

Thanh Bình| 11/07/2020 07:15

Ra mắt bộ sách Lớp học 1 - 0 - 2

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bạn đọc bộ sách Lớp học 1 - 0 - 2 gồm 6 tác phẩm: Anh chàng thị phi, Ông hoàng cá biệt, Nữ hoàng thảo mai, Trưởng hội bà Tám, Đầu gấu nữ nhân và Con nhà người ta. Bộ sách được ví von như một cuộc điểm danh đầy đủ những nhân vật thường gây chú ý trong lớp học, dưới sân trường mà hầu như bạn đọc đang ở lứa tuổi teen hay từng đi qua tuổi teen đều phảng phất thấy hoặc từng tận chứng.

Theo đó, Lớp học 1 - 0 - 2 giới thiệu đến độc giả “bộ mặt thật”, những bí mật, góc khuất, tơ lòng rắc rối cùng niềm vui tiếng cười của những Con Nhà Người Ta, những ông hoàng cá biệt, anh chàng thị phi, cô bạn thảo mai, hội bà Tám, lớp trưởng quyền lực... Không dừng lại ở những chuyện kể, bộ sách còn được bố cục dễ thương, minh họa sinh động, với những box, tựa chìa khóa giúp độc giả nhận diện các nhân vật một cách nhanh nhất, như: Dấu hiệu “tím lịm tìm sim” nhận diện một chàng thị phi; Điểm mặt thành viên của hội cầu vồng; Điểm danh thầy cô mà thành viên Hội Cá Biệt e sợ nhất; Top địa điểm yêu thích của dân cúp học; 50 sắc thái hội cá biệt; “Bà Tám” trong mắt thầy cô; Bí quyết sống sót khi trót lỡ thân với một bà Tám; Những sự thật ít ai biết về bà Tám; Đặc điểm nhận dạng một Thảo Mai “chính cống”; Mẹo trở nên thảo mai trong mức độ cho phép; Các từ khóa của nữ nhân đại hiệp hay nữ hoàng drama; “Chân kinh” của hội tạo nghiệp…

Năm tác giả của bộ sách là Đinh Nho Khoa, Cố Quỳnh Dao, Mai Nguyễn Ngọc Trâm, Võ Thục Phương, Lê Thảo Tường Vy đều còn rất trẻ nên bắt sóng các bạn teen thật chính xác. Họ gặp nhau ở giọng văn hoạt, hóm hỉnh, nhiều khẩu ngữ đương đại đi thẳng từ trường học vào trang sách để tạo nên những trang văn tràn ngập tiếng cười. Là bộ sách của người trẻ viết cho người trẻ, Lớp học 1 - 0 - 2 gửi đến thông điệp nhận diện bản thân, nhận diện những cá tính quanh mình để cùng nhau hòa đồng vào thế giới rộng lớn, đa thanh nhiều sắc. 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt bộ sách Lớp học 1 - 0 - 2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO