Kiến trúc - Quy hoạch

Quy hoạch vùng huyện Mỹ Đức: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Trung Kiên 08/07/2024 16:23

Với những đặc điểm được thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích thắng cảnh đẹp, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch. Điều này đã được UBND huyện Mỹ Đức thể hiện trong “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Giàu tiềm năng, cụ thể hóa quy hoạch chung của Thành phố

UBND huyện Mỹ Đức đang lấy ý kiến người dân về “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

ho-quan-son-2.png
Vùng núi đá vôi dọc các hồ Quan Sơn và Tuy Lai của huyện Mỹ Đức, có vẻ đẹp nổi tiếng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”.

Theo UBND huyện Mỹ Đức, việc lập “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm cụ thể hóa và đề xuất điều chỉnh hợp lý các nội dung “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 26/7/2011 trên địa bàn huyện. Đồng thời kế thừa và phát huy các nội dung cơ sở của đồ án “Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, nghiên cứu bổ sung và hiệu chỉnh các nội dung bất cập hoặc thiếu khớp nối. Phát huy các tiềm năng lợi thế của huyện chưa được khai thác để phù hợp với tình hình mới.

Ngoài ra, việc lập quy hoạch cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu đảm bảo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội; các chương trình công tác của Thành ủy ban hành trong nhiệm kỳ; Nghị quyết đại hội Đảng bộ của Huyện Mỹ Đức lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2020-2025).

Theo UBND huyện Mỹ Đức, địa phương là vùng bán sơn địa, cách trung tâm Hà Nội gần 50km. Phía Tây là vùng núi đá vôi dọc các hồ Quan Sơn và Tuy Lai, có vẻ đẹp nổi tiếng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” và cũng là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Huyện Mỹ Đức có khu di tích thắng cảnh Hương Sơn được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” với động Hương Tích, suối Yến. Giao thông đường bộ kết nối với Quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Đại Nghĩa sang tỉnh Hà Nam. Giao thông đường thủy có sông Đáy, cùng hệ thống sông suối nhỏ trên địa bàn huyện.

Với những đặc điểm được thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích thắng cảnh đẹp, Mỹ Đức có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch, trong đó có du lịch tâm linh, sinh thái gắn với làng nghề cũng như phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Khai thác tiềm năng, lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại, với giá trị thu nhập tăng theo từng năm, với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, làng nghề, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, với hàng triệu lượt khách/năm.

Đáng chú ý, trong “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, địa phương đưa ra các giải pháp, định hướng phát triển về dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng sẵn có của huyện.

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Theo định hướng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội đến năm 2030, nhấn mạnh huyện Mỹ Đức phải lấy khu du lịch Hương Sơn – Quan Sơn làm trọng tâm cho phát triển du lịch, từ đó tạo tiền đề phát triển cho các khu vực du lịch khác. Cùng đó, Quy hoạch chung Hà Nội xác định huyện Mỹ Đức trong vùng hành lang xanh của thành phố và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã phê duyệt xác định phát triển du lịch sinh thái là hướng đi hiệu quả và phù hợp của huyện Mỹ Đức.

chua-huong-lehoi.jpg
Không tính 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lễ hội chùa Hương tại Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn huyện Mỹ Đức) thu hút hàng trăm nghìn lượt khách thập phương trẩy hội. (Ảnh tư liệu).

Định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tiếp tục xác định Mỹ Đức thuộc Cụm du lịch phía Nam (Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín): tập trung tại khu vực Hương Sơn, An Phú, hồ Quan Sơn và hồ Tuy Lai thuộc huyện Mỹ Đức, một số khu vực phụ cận dọc theo đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 21B (thuộc huyện Ứng Hòa) với hướng phát triển sản phẩm du lịch, chủ yếu là Du lịch văn hóa lễ hội tâm linh.

Theo quy hoạch, huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục phát huy các tiềm năng du lịch của khu vực Hương Sơn – Quan Sơn – Tuy Lai (dãy Hương Sơn – Nương Ngái), khai thác hiệu quả nguồn vốn thiên nhiên được ban tặng cho huyện Mỹ Đức. Tránh các can thiệp quá mạnh, làm thay đổi môi trường cảnh quan tự nhiên vốn có, đặc biệt là công viên rừng Hương Sơn đã được xác định trong Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030.

Các dự án phát triển du lịch được xác định mang tính định hướng chung, có những dự án riêng nghiên cứu cụ thể nhằm phát huy vai trò và khai thác được hiệu quả về điều kiện tự nhiên, môi trường, cảnh quan của mỗi khu du lịch. Phát triển du lịch đối với huyện Mỹ Đức là một ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển và cơ hội tạo được chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động trong huyện. Tuy nhiên đặc thù phát triển du lịch tại huyện Mỹ Đức cần được nghiên cứu cụ thể, xây dựng các định hướng chiến lược phát triển song song hai vấn đề.

Đối với phát triển du lịch cộng đồng, huyện chủ yếu dựa chủ yếu vào khuyến khích cộng đồng và nguồn lực từ cộng đồng đầu tư cho du lịch – chủ yếu gắn với du lịch lễ hội (lễ hội Hương Sơn và Festival hoa sen Hương Sơn), du lịch văn hóa, làng nghề. Việc phát triển này có thể tiến hành rất nhanh dựa trên lợi thế sẵn có về tự nhiên, nguồn lực trong cộng đồng, xã hội với các khung hành lang pháp lý và các cơ chế khuyến khích, tạo động lực, hỗ trợ một phần của các cơ quan quản lý nhà nước, các vấn đề liên quan như môi trường xã hội, môi trường du lịch, giáo dục cộng đồng, xây dựng văn hóa du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Mỹ Đức… Phát triển các khu vực phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại các xã Xuy Xá, Phù Lưu Tế, Đại Hưng, Vạn Kim, Hùng Tiến, An Tiến, Hợp Thanh.

“Đây sẽ là một bước đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu lao động, ngành nghề dịch vụ, thương mại, sản xuất nhỏ gắn với nghề truyền thống giúp huyện Mỹ Đức giải quyết các vấn đề việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế dựa vào nguồn lực sẵn có của huyện”, UBND huyện Mỹ Đức nhấn mạnh tại “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Bên cạnh đó, đối với huyện Mỹ Đức, ngoài các yếu tố thuận lợi về phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng còn nhiều các lợi thế phát triển du lịch lễ hội, văn hóa làng nghề, du lịch khám phá, du lịch MICE… Trong đó, du lịch lễ hội tại huyện Mỹ Đức có mùa lễ hội “Trẩy hội động Hương Tích” (từ mùng 2 Tết đến 15/3 âm lịch hàng năm) và tiến tới sẽ phát triển một lễ hội mới là Festival hoa Sen tại Hương Sơn và An Phú (tháng 6 và 7 hàng năm). Quy hoạch của huyện Mỹ Đức nhấn mạnh đây sẽ là hai lễ hội mang tầm quốc gia.

sen-huong-son.jpg
Mùa hoa sen nở, du khách lại về xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức tham quan, chụp ảnh. Theo quy xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức Festival hoa Sen tại địa phương để phát triển du lịch.

Với du lịch văn hóa, làng nghề, huyện Mỹ Đức tổ chức tham quan các di tích đình chùa, miếu mạo và làng nghề truyền thống; lấy động lực từ du lịch chùa Hương để tổ chức thêm một số điểm du lịch văn hóa tâm linh như khu đình chùa tứ xã, Đình Bột Xuyên, Đình, Đền Phúc Khê ở Bột Xuyên; Đền Kim Bôi xã Vạn Kim….tổ chức thành tuyến dọc sông Đáy và các tuyến giao thông ngang gắn kết các điểm du lịch này với chuỗi các khu du lịch ở phía Tây huyện; Du lịch làng nghề truyền thống như làng nghề mây tre đan, thêu ren thôn Trê – xã Tuy Lai, làng nghề thêu thôn Trì xã Thượng Lâm, làng nghề mây tre giang đan xuất khẩu thôn Đông Mỹ, xã An Tiến…

Định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, huyện Mỹ Đức có địa hình tự nhiên đẹp, khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho phát triển loại hình du lịch này, đặc biệt là phát triển các khu nghỉ dưỡng như khu an dưỡng đường, khu trị liệu thẩm mỹ… khu vực hồ Quan Sơn – Tuy Lai, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, huyện Mỹ Đức sẽ phát triển du lịch khám phá thiên nhiên, mạo hiểm hướng dẫn du khách về tiềm năng vùng rừng đa dạng sinh học của dãy Nương Ngái – Hương Sơn... ./.

Huyện Mỹ Đức xác định hai lĩnh vực trọng yếu của địa phương là nông nghiệp, công nghiệp và du lịch, thương mại. Trong đó nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại là nền tảng và du lịch, dịch vụ là mũi nhọn.

Theo đó, huyện tập trung tái cơ cấu lĩnh vực nông lâm thủy sản theo hướng ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển chuỗi giá trị nông sản. Về phát triển du lịch, với tiềm năng và lợi thế thiên nhiên ưu đãi, Mỹ Đức cần hướng tới đổi mới các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư, lựa chọn những nhà đầu tư phù hợp; đổi mới tư duy trong quản lý và phát triển du lịch - dịch vụ chất lượng cao và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Bài liên quan
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức lần thứ III năm 2024
    UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2024 trong hai ngày 17 - 18/6 với chủ đề “Đồng bào các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập phát huy lợi thế, tiềm năng tích cực xây dựng huyện Mỹ Đức phát triển bền vững”. Đại hội đã tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2024 - 2029, và lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp Thành phố lần thứ IV.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch cũng như cốt cách của người con gái Hà thành.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Hà Nội: Tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hoá cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu
    Sáng ngày 5/9, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Các em học sinh quận Tây Hồ hân hoan đón năm học mới
    Sáng 5/9, nhiều trường học trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
Quy hoạch vùng huyện Mỹ Đức: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO