Phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

27/10/2017 09:30

Từ phố Hàng Vôi đến phố Hàm Long, chạy cắt ngang các phố Lý Thái Tổ, Lê Lai, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.


Phố Ngô Quyền dài 1.220m, rộng 14m.

Phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đây nguyên là phần đất của nhiều thôn cũ, tính từ bắc xuống nam là các thôn: Trừng Thanh Kiếm Hồ thuộc tổng Tả Túc, Hậu Bi và Hậu Lâu, thuộc tổng Hữu Túc và Hàm Châu thuộc tổng Hậu Nghiêm. Tất cả đều ở trong huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, hai thôn Hậu Bi và Hậu Lâu hợp nhất thành thôn Cựu Lâu và thôn Hàm Châu tách phần phía Bắc thành thôn Vọng Đức, còn phần phía nam thì hợp với thôn Tràng Khánh thôn Hàm Khánh.

Thời Pháp thuộc năm 1892 có tên là đại lộ Hăngri Rivie (Boulevard Henri Rivie), năm 1945 đổi thành phố Ngô Quyền. Những lần đổi tên sau vẫn giữa nguyên tên này.

Nay thuộc phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền và Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm.

Di tích cũ ở phố còn đình Kiếm Hồ nay là số 7 Hàng Vôi và chùa Hàm Long của thôn Hàm Châu cũ nay ở trong ngõ 20 phố Hàm Long.

Nhưng về di tích cách mạng thì phố Ngô Quyền có ngôi nhà đáng ghi nhớ, đó là nhà số 12, nay là nhà khách của Chính phủ. Đây nguyên là tư dinh của Thống sứ Bắc Kỳ xây dựng từ năm 1918 trên đất cảu chùa Báo Ân cũ (xem mục Đinh Tiên Hoàng). Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), nhà này trở thành phủ Khâm sai, tức nơi làm việc của viên Khâm sai đại thần cai quản cả Bắc Kỳ. Ngày 19/8/1945, sau khi kết thúc cuộc mít ting ở quảng trường Nhà hát Lớn, vào hồi 12 giờ trưa, đoàn tuần hành tiến về nơi đây bao vây phủ Khâm sai. Trong lúc tên quản chỉ huy đội Bảo an binh còn dùng dằng thì tự vệ và đồng bào ta đã vượt hàng rào sắt tiến vào. Tất cả lính Bảo an xin nộp súng đầu hàng. Khởi nghĩa thắng lợi!.

Sau đó ngôi nhà này trở thành nơi làm việc của Bác Hồ (lúc này thường gọi là Bắc Bộ phủ). Ở đây đã khai mạc phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Cũng ở đây Bác Hồ và Trung ương Đảng đã đề ra những chủ trương chính sách đưa cách mạng tiến lên từng bước giữa bao khó khăn của buổi ban đầu.

Ngô Quyền (899-944) quê ở Đường Lâm nay thuộc huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, là con Ngô Mân, châu mục Châu Phong.

Buổi đầu ông vào châu Áu (Thanh Hóa) theo Dương Đình Nghệ, được ông này tin yêu, gả con gái cho. Năm 931, Đình Nghệ đem quân ra thành Đại La đánh đuổi bọn quan đô hộ nhà Nam Hán, giàng được quyền tự chủ. Nhưng tới năm 937 ông bị tướng Kiều Công Tiễn giết hại. Nghe tin, Ngô Quyền từ châu Ái đem quân ra hỏi tội tên phản bội. Công Tiễn đê hèn đã cầu cứu nhà Nam Hán! Thế là cuối năm 938, vua Nam Hán cho con là Lưu Hoằng Thao đưa thủy quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền cho đóng cọc đầy lòng sông Bạch Đằng, lập một trận địa ngầm chờ giặc...

Quân Nam Hán tới đây, đang lúc nước triều lên ngập cọc, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ nhử quân địch. Hoằng Thao thúc quân đuổi, vượt qua trận địa cọc của ta mà không biết. Quân ta cầm cự cho tới lúc thủy triều xuống thì đánh quật lại. Thuyền địch va vào cọc nhọn, bị vỡ và đắm rất nhiều. Hoằng Thao cũng bỏ mạng ở khúc sông này.

Chiến thắng Bạch Đằng do tài tổ chức của Ngô Quyền đã nói lên sự lớn mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và về khả năng đánh bại kẻ thù không những chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Với chiến thắng này, Ngô Quyền đã chấm dứt một nghìn năm thống trị của phong kiến Trung Quốc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài của dân tộc.

Sau khi giặc tan, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) xây dựng một vương triều độc lập.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Kết nối việc làm mỗi ngày: Bài 2- Doanh nghiệp cần người, trung tâm sẵn sàng kết nối
    Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc, tăng tốc phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một trong những “nút thắt” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là bài toán nhân lực – tìm đúng người, đúng kỹ năng trong khoảng thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí. Thay vì loay hoay trên các nền tảng tuyển dụng, không ít đơn vị đã tìm thấy lời giải tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – nơi đang trở thành “cầu nối vàng” giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Hướng dẫn giao thông cho người dân, du khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Ngày 22/4, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo hướng dẫn giao thông, vị trí các bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình.
Đừng bỏ lỡ
Phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO