Phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

15/06/2017 17:08

Phố Chương Dương Độ dài 335m, rộng 10m. Từ bờ sông Hồng qua đường Bạch Đằng tới đường Hồng Hà, cạnh đê phố Trần Quang Khải. Đây là phố nằm bên ngoài đê.

Phố Chương Dương Độ dài 335m, rộng 10m.

Từ bờ sông Hồng qua đường Bạch Đằng tới đường Hồng Hà, cạnh đê phố Trần Quang Khải. Đây là phố nằm bên ngoài đê.

So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì đây là đất thuộc xóm thuyền chài có tên là thủy cơ Đông Trạch thôn, thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâ,), huyện Thọ Xương cũ. Dân thường gọi là phố Cầu Đất, đến thời tạm chiếm mới đặt tên là Dốc Chương Dương Độ.

Nay thuộc phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.

Chương Dương Độ (tức bến Chương Dương) ở bên bờ phải sông Hồng nay thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đầu năm 1285, Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Chúng kéo vào chiếm Thăng Long (mà nhà Trần đã chủ trương bỏ ngõ) và rải quân dọc sông Hồng. Tháng tư Âm lịch năm ấy, quân ta phản công. Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản đánh bến Tây Kết, Trần Nhật Duật đánh bến Hàm Tử. Rồi Trần Quang Khải cùng Trần Quốc Toản đánh bến Chương Dương. Những chiến thắng ở các bến sông này đã mở đường cho đại quân ta tiến vào giải phóng Thăng Long.

Ngày mùng 6 tháng 6 năm Ất Dậu (tức ngày 9/7/1285) theo hai vua Trần trở về Kinh đô, thượng tướng Trần Quang Khải đã có những vần thơ hào hùng:

Đoạt sáo Chương Dương Độ

Cầm hồ Hàm Tử Quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ cựu Giang san.

Nghĩa là:

Bến Chương Dương cướp giáo

Cửa Hàm Tử bắt thù

Thái bình nên gắng sức

Non nước cũ muôn thu. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO