Thế giới điện ảnh

Phim điện ảnh "Kẻ ăn hồn" với những trải nghiệm văn hóa linh thiêng, kỳ dị ở vùng núi Tây Bắc

Nguyễn Lâm 08:04 15/11/2023

Kẻ ăn hồn là phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang. Ngoài hình ảnh đám cưới chuột, khán giả còn bắt gặp những hình tượng đậm văn hóa Việt là bầy rối nước, thủy đình, bài vè...

kah_bts_phuctrang19.png.jpg

Nhà sản xuất kỳ vọng phim điện ảnh sắp ra mắt ngày 8/12 "Kẻ ăn hồn" sẽ được công chúng quan tâm sau khi loạt phim "Tết ở làng Địa Ngục" dẫn đầu lượt xem trực tuyến.

Trong khi bộ phim cổ trang kinh dị Tết ở làng Địa Ngục đang thu hút người xem thì bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân tiếp tục công bố những khung hình, teaser trailer, poster đầu tiên của dự án điện ảnh Kẻ ăn hồn.

Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết, bộ phim sẽ mang đến những trải nghiệm văn hóa linh dị. Câu chuyện ở Kẻ ăn hồn được chọn kể theo thể loại kinh dị kỳ ảo với hàng loạt cái chết bí ẩn ở một ngôi làng bí ẩn, nơi có kẻ đang âm thầm luyện loại ma thuật cổ xưa.

vv1.jpg

Phim là câu chuyện truy lùng nguồn gốc cổ thuật “Rượu sọ người” gây ám ảnh trong loạt phim “Tết ở làng Địa Ngục”. "Kẻ ăn hồn" chú trọng trải nghiệm văn hóa linh thiêng, kỳ dị, mở đầu bằng câu vè thú vị khi mang lại cảm giác vừa quen thuộc vừa rợn gáy: "Nghe vẻ nghe ve, nghe vè con rối. Lòng dạ tăm tối, bầy rối tới tìm".

Poster phim hé lộ đoàn rước đám cưới đeo mặt nạ chuột vừa ma mị, lại hút mắt giữa khung cảnh rừng tre đầy kỳ ảo trong đêm tối, hỷ sự diễn ra ở làng Địa Ngục như tăng phần kì quái.

Trong phim "Kẻ ăn hồn", khán giả sẽ được thấy một đám cưới chuột rất độc đáo giữa làng Địa Ngục. Sở dĩ có tập tục này vì người làng luôn muốn nhắc nhở mình là con cháu của băng cướp năm xưa, trốn chui trốn nhủi như loài chuột ở ngôi làng này và không muốn mắc phải những tội ác như cha ông đã gây ra. Ngoài ra nghi thức cưới hỏi này với người Làng còn là quan niệm xua tan cái ác, chờ đón những khởi đầu mới.

Kẻ ăn hồn là phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết gốc cùng tên của nhà văn Thảo Trang. Ngoài hình ảnh đám cưới chuột, khán giả còn bắt gặp những hình tượng đậm văn hóa Việt là bầy rối nước, thủy đình, bài vè...

Bên cạnh đó, những chi tiết vốn được yêu thích ở làng Địa Ngục như bà Vạn lái đò chở vong hồn, mồ hôi máu, đom đóm câu hồn sẽ lần lượt xuất hiện trên màn ảnh rộng.

Tác giả Thảo Trang chia sẻ: "Khi chuyển thể Tết ở làng Địa Ngục, tôi và đạo diễn Trần Hữu Tấn đã có dịp đi thật sâu và thật kỹ vào thế giới này. Ở đó, tôi thấy có một vùng trời rộng lớn các ý tưởng và câu chuyện chưa được khai phá. Chính vì vậy, Kẻ ăn hồn được ra đời. Tôi kỳ vọng khán giả sẽ hài lòng với tác phẩm mới của chúng tôi".

Kẻ ăn hồn có dàn diễn viên trẻ trung lẫn giàu kinh nghiệm từ miền Bắc và miền Nam. Đó là Hoàng Hà, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, NSƯT Chiều Xuân, nghệ sĩ Viết Liên, NSND Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Phước Lộc...

Phim bấm máy ngay sau Tết ở làng Địa Ngục, lấy bối cảnh làng Sảo Há (Hà Giang) nhưng được thiết kế độc lập, riêng biệt cho bản điện ảnh với không khí ma mị mờ ảo của vùng núi rừng.

Ngoài ra, nhà sản xuất bộ phim cũng đầu tư về tạo hình, phục trang, hóa trang đặc biệt. Trong suốt quá trình tiền kì, đội ngũ kết hợp tham vấn ý kiến từ cố vấn sử học để mang lại hồn Việt nhiều nhất trong khả năng.

Phim dự kiến khởi chiếu từ ngày 8/12/2023./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phim điện ảnh "Kẻ ăn hồn" với những trải nghiệm văn hóa linh thiêng, kỳ dị ở vùng núi Tây Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO