Phiên chợ ngày xuân với chủ đề “Tây Bắc trong lòng Hà Nội”

Phương Anh| 06/01/2023 16:05

Từ ngày 6 đến 21/1, tại Phố bích họa Phùng Hưng, diễn ra Phiên chợ ngày xuân có chủ đề “Tây Bắc trong lòng Hà Nội”. Phiên chợ nằm trong khuôn khổ chương trình Tết Việt - Tết phố 2023 do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức.

Hòa cùng không khí xuân tươi vui, công chúng và du khách có cơ hội tham quan chợ hoa tết xưa của người Hà Nội, trải nghiệm các hoạt động: Xin chữ ông đồ, ngắm tranh Hàng Trống, viết thư pháp, nặn tò he, gói bánh chưng, chơi chợ Tết…

Phiên chợ tổ chức nhiều gian hàng giới thiệu sản vật địa phương vùng núi phía Bắc, các không gian trải nghiệm di sản văn hóa như hát then, múa rùa, xòe Thái, múa sạp… cùng những trò chơi dân gian ngày Tết của đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao.

Đây là một trong những điểm nhấn đặc biệt tại Chương trình Tết Việt - Tết phố 2023, góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của khu phố cổ Hà Nội và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Bắc; mang đến cho công chúng và du khách cơ hội vui chơi, trải nghiệm thú vị trước thềm năm mới.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phiên chợ ngày xuân với chủ đề “Tây Bắc trong lòng Hà Nội”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO