Nghề miến làng So những ngày giáp Tết Quý Mão

Bùi Hải| 04/01/2023 14:04

NHN - Miến dong là món ăn quen thuộc của người Việt, được hình thành lâu đời ở các làng quê và không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân Việt Nam. Tại làng So, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội những ngày này rất sôi động khi mọi người, mọi nhà tất bật với công việc sản xuất chế biến miến dong phục vụ thị trường Tết Nguyên đán đang đến gần.

mien-lang-so-1.jpg
Đình So được mệnh danh là "Danh nam đệ nhất Xứ Đoài".

Làng So còn có tên là Sơn Lộ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km. Đây là ngôi làng cổ được biết đến với ngôi đình So nổi tiếng, được xưng tụng là đẹp nhất xứ Đoài: “Đẹp đình So, to đình Cấn”. Ngoài nghề nông, dân làng còn có nghề truyền thống làm miến dong. Theo các cụ cao niên trong làng và dựa trên nguồn sử liệu là các thần phả được lưu giữ trong đình, nghề làm bún gạo (tiền thân của miến dong) đã xuất hiện ở làng So hơn 10 thế kỷ trước, gắn với câu chuyện dân làng So làm lễ tiễn Đinh Bộ Lĩnh và 300 tráng đinh lên đường dẹp loạn 12 xứ quân. Từ xa xưa, người dân nơi đây lưu truyền câu ca: “Cỗ yến thiếu miến làng So”, ý nói mâm cỗ dù có nhiều món ngon đến đâu cũng không thể thiếu miến làng So.

Làng So được bao quanh bởi 4 ngọn núi Long - Ly - Quy - Phượng, phủ kín cây xanh, thiên nhiên ban tặng nguồn mạch nước giếng vừa trong vừa ngọt, đó cũng là một trong yếu tố quan trọng tạo nên độ trắng trong hương vị rất riêng của sản phẩm miến nơi này.

Những ngày cuối năm, về xã Tân Hòa mới thấy sự nhộn nhịp khi vào mùa sản xuất phục vụ thị trường Tết. Năm nào cũng vậy, người làng So chỉ mong đến dịp cận Tết để làm hết công suất, vì đây là thời điểm nhu cầu sản phẩm miến của thị trường cao nhất. Trên những trục đường chính hay các ngõ ngách của thôn xóm, những chiếc xe máy chở bánh tráng, miến đi phơi chạy tấp nập.

Ông Nguyễn Tiến Chỉnh, chủ cơ sở sản xuất miến dong Trường Quân tại xã Tân Hòa cho biết, miến dong làng So không giống với các loại miến khác vì miến làm bằng bột dong riềng nguyên chất tại địa phương, nước làm miến dong cũng được lấy từ nước giếng khơi tự nhiên của làng.

Hiện tại, công nghệ sấy khô đã được áp dụng rất nhiều ở các làng nghề khác, tuy nhiên với miến làng So vẫn giữ cách làm khô truyền thống từ quy trình phơi dưới ánh nắng và gió thiên nhiên. “Sở dĩ người làng So không dùng công nghệ sấy khô sợi miến mà chọn cách hong khô tự nhiên bởi đó cũng là một phần bí quyết giúp cho sợi miến của làng So được dai và thơm hơn” – ông Chỉnh cho hay.

mien-lang-so-2.jpg
Cơ sở làm miến Trường Quân tất bật chuẩn bị hàng Tết.

Miến dong làng So được sản xuất quanh năm, tuy nhiên từ tháng 9 đến tháng 12 được coi là vụ chính vì tập trung tăng năng suất sản xuất phục vụ hàng Tết. Hiện nay, do nhu cầu của thị trường và giảm bớt sức lao động các hộ gia đình đầu tư thiết bị máy bán tự động tạo năng suất cao, trung bình mỗi ngày thu được 4000-5000kg miến. Miến làng So có màu trắng trong, sợi dai và giòn tự nhiên nấu quá lửa không bị nhão, bết dính, không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia.

Sự góp mặt của công nghệ, máy móc đã làm thay đổi đáng kể hoạt động sản xuất của làng nghề miến So. Không chỉ nâng cao năng suất, hệ thống máy móc còn giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn trước rất nhiều. Miến làng So xã Tân Hòa có đặc điểm dai, giòn, có hương thơm đặc trưng của bột dong. Sợi miến sau khi nấu có thể để lâu mà không bị bở, nát và không có sạn.

Miến dong làng So giờ đây đã thành thương hiệu, xuất hiện ở khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc. Từ những quán miến ngan, miến lươn ở phố phường Hà Nội đến mâm cỗ hiếu hỉ, hay trên bàn thờ tiên tổ khi giỗ chạp hoặc Tết đến xuân về; từ các sạp hàng tạp hóa đến những tủ kính lung linh ánh đèn trong các siêu thị và xa hơn nữa nó miến làng So đã vượt đại dương hiện diện ở nhiều quốc gia trên thế giới.

mien-lang-so-3.jpg
Những sợi miến phơi ngược hướng gió ngoài cánh đồng để khô nhanh và đều.

Miến dong làng So là sự kết tinh của củ dong vùng sông Đáy, của nguồn nước do thiên nhiên ban tặng và sự sáng tạo mà cha ông đã để lại cho con cháu. Sợi miến làng So kết nối tên làng với khắp nơi, cũng như những sợi chỉ dẫn đường cho người con làng So xa xứ mỗi khi hướng về quê hương…

Tết Quý Mão đang đến gần, người dân làng So vẫn đang hối hả làm miến với mong muốn, những sợi miến ngon sẽ được mang đi khắp nơi, góp phần làm cho mâm cỗ ngày Tết của các gia đình người Việt thêm đủ đầy và tiếp tục đưa thương hiệu miến dong làng So vươn xa hơn đến các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Bài liên quan
  • Hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh: Quảng bá hình ảnh Thủ đô hòa bình-xanh-sạch-đẹp
    Sáng 11/12, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng các sở, ban, ngành của thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức "Chương trình Hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh năm 2022" tại khu vực Tượng đài Cảm tử và các tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dự chương trình. Tham gia chương trình còn có gần 300 đại biểu Việt Nam và quốc tế.
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
  • Tìm về tuổi thơ với 12.000 chiếc đèn đăng và bộ tranh “Ký ức đồng dao” tại núi Bà Đen
    Lần đầu tiên đến với núi Bà Đen, du khách sẽ lạc bước vào thế giới nghệ thuật dân gian với không gian triển lãm độc đáo của 12.000 chiếc đèn đăng nghệ thuật, cùng bộ tranh “Ký ức đồng dao” của hoạ sĩ Hoàng Phong - thành viên Hiệp hội màu nước quốc tế IWWS 2015.
Đừng bỏ lỡ
Nghề miến làng So những ngày giáp Tết Quý Mão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO