Nữ cán bộ cơ sở đa năng

Hanoimoi| 05/10/2022 05:11

Chị Nguyễn Thị Hằng, cán bộ Văn phòng Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) luôn được đồng nghiệp, hội viên các chi hội phụ nữ và người dân quý mến bởi đức tính giản dị, thân thiện, thầm lặng cống hiến hết sức mình cho cộng đồng.

Đặc biệt, chị Hằng là cán bộ tiêu biểu của quận trong việc giúp nhiều hội viên phụ nữ được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh. Với những đóng góp tích cực, chị Hằng được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen "Người tốt, việc tốt" năm 2022.

Nữ cán bộ cơ sở đa năng
Chị Nguyễn Thị Hằng (người thứ ba từ trái sang) và các hội viên hội phụ nữ trao đổi công việc với lãnh đạo phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).

Nhiệt tình công tác Đảng, công tác phụ nữ

Dù được giao nhiệm vụ gì, chị Nguyễn Thị Hằng cũng chủ động triển khai hiệu quả. Trong công việc hằng ngày của cán bộ Văn phòng Đảng ủy, tuy rất bận rộn, nhưng bao giờ chị cũng chủ động trong các nhiệm vụ như công tác hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý thu chi tài chính, đảng phí của Đảng bộ phường Yên Sở. Chị luôn tận tình đón tiếp cán bộ, đảng viên và nhân dân đến liên hệ công tác; tiếp nhận xử lý chuyển sinh hoạt, kết nạp, chuyển Đảng chính thức; tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm, sơ kết, tổng kết...

Đánh giá hiệu quả công việc của chị Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Yên Sở Trương Thành Tâm cho biết: Với gần chục đầu việc như vậy đòi hỏi cán bộ phải dành nhiều tâm huyết và có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là không chỉ hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ trên, chị Nguyễn Thị Hằng còn là cán bộ tiêu biểu khi tham gia công tác Hội Phụ nữ, nổi bật nhất là công tác hỗ trợ vay vốn, giúp hàng trăm hội viên phụ nữ cơ sở phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, chị Hằng còn là người góp nhiều công sức, đưa công tác bảo hiểm y tế tự nguyện ở địa phương phát triển sâu rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều gia đình.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Yên Sở Nguyễn Thị Ánh Tuyết thông tin thêm, trước năm 2015, dư nợ cho phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế mới ở mức 350 triệu đồng, giải quyết cho trung bình 15 hội viên vay. Nhưng nhờ sự nỗ lực của chị Hằng và các đồng nghiệp tại Hội Liên hiệp phụ nữ phường, công tác cho vay vốn đạt kết quả vượt bậc, dư nợ lên đến 16,4 tỷ đồng với 391 hộ vay, trong đó hội viên phụ nữ là 252 hộ, với số dư nợ gần 10 tỷ đồng. Cũng do sự tích cực của chị Hằng, bảo hiểm y tế tự nguyện do chị Hằng phụ trách đã “phủ sóng” 92% dân số toàn phường, riêng cá nhân chị Hằng đã vận động được 178 người tham gia.

Hướng tới cộng đồng bằng tấm lòng nhân ái

Bên cạnh các công việc chuyên môn, chị Nguyễn Thị Hằng còn là người khơi dậy tinh thần nhân ái “lá lành đùm lá rách”, quy tụ được nhiều người có tấm lòng hảo tâm, giúp đỡ không ít trường hợp có hoàn cảnh khó khăn vững vàng trong cuộc sống.

Chị Bùi Thị Hiếu (tổ dân phố số 4, phường Yên Sở) bộc bạch: "Chị Hằng tốt tính, nhiệt tình lắm. Còn nhớ khi em mới sinh con, phải mổ cấp cứu, bảo hiểm y tế hết hạn, khi em báo chị Hằng, ngay trong đêm chị đã làm hồ sơ và hoàn thiện thủ tục để em được hưởng bảo hiểm. Nếu không có chị Hằng giúp, mẹ con em không biết phải làm sao".

Còn theo chị Nguyễn Thị Thứa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ số 9, tổ dân phố số 11, phường Yên Sở, chúng tôi luôn học tập chị Hằng, một cán bộ tiêu biểu cả về trách nhiệm công việc chung và tinh thần nhân đạo từ thiện. Tấm gương của chị luôn tỏa sáng, lan tỏa sang chị em các chi hội. Điển hình như những đợt dịch Covid-19 mấy năm vừa qua, chị Hằng tích cực vận động cộng đồng chung tay phòng, chống dịch; với uy tín và sự năng nổ nhiệt huyết của mình kêu gọi ủng hộ thành công cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi chung tay cùng chị giải cứu hàng chục tấn nông sản cho nhiều địa phương lân cận.

Trong khi đó, chị Trần Thị Lương, Tổ phó tổ dân phố số 10, phường Yên Sở chia sẻ: “Tấm gương của chị Hằng thường được chị em chúng tôi nêu ra để khuyến khích, vận động tinh thần vì cộng đồng trong nhân dân. Từ năm 2018 đến nay, chị Hằng đã nỗ lực để giúp 5 em nhỏ là con hội viên nghèo được tặng xe đạp làm phương tiện đến trường; tặng sổ tiết kiệm cho 25 hội viên khó khăn với số tiền gần 60 triệu đồng. Trong đó có gia đình anh Cao Bá Đoạt ở tổ 13 phường Yên Sở, hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chị Hằng đã kêu gọi nhiều người chung tay đóng góp được 46 triệu đồng, giúp gia đình anh Đoạt vượt lên hoàn cảnh, ổn định cuộc sống”.

Không kể hết những người được chị Hằng quan tâm giúp đỡ, nhưng những việc chị làm vì cộng đồng như thức dậy từ 4-5h sáng để “làm bạn” với giấy tờ sổ sách trước khi triển khai công việc ngày mới và trở về nhà lúc 7-8h tối hoặc ngay cả giữa đêm nhận điện thoại có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, chị đều đứng ra và kêu gọi chị em hội viên chung tay, giúp đỡ kịp thời. Tấm gương mẫn cán trong nhiệm vụ công tác và lòng nhân ái của chị Nguyễn Thị Hằng được nhiều người ngợi khen, học tập và lan tỏa ở địa phương.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nữ cán bộ cơ sở đa năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO