Người dân Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ hội hoa đầu tiên
Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội|08/12/2022 08:00
Những ngày này về huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, du khách sẽ có dịp tận mắt chứng kiến không khí nhộn nhịp, khẩn trương của người dân các xã trên địa bàn huyện đang tất bật chuẩn bị cho lễ hội hoa lần đầu tiên được tổ chức.
Lễ hội hoa Mê Linh năm 2022 có chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”.
Theo Ban Tổ chức Lễ hội, đây là một trong những chuỗi hoạt động chào mừng lễ đón nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương Lao động hạng Ba và công nhận Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng tổ chức vào tối 9/12 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh).
Với vườn hồng rộng hơn 2.000 mét vuông, ông Phạm Đức Tài (chủ vườn hoa Tài Lý, xã Mê Linh) chia sẻ, đến thời điểm này nhà vườn đã cung cấp khoảng 60-70% lượng hoa hồng cho Lễ hội hoa sắp tới.Hiện anh em trồng hoa đang vận chuyển nốt những khóm hoa cuối cùng đến di tích đền Hai Bà Trưng phục vụ người dân và du khách thưởng lãm.“Năm nay Mê Linh đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nên bản thân tôi và anh em trồng hoa cũng mong muốn đóng góp một chút công sức để quảng bá, làm đẹp cho quê hương. Đây cũng là dịp các nhà vườn cùng trưng bày, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”, ông Tài cho hay.Còn bà Lê Thị Thủy (xã Mê Linh) cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội, vào những ngày này, bà cùng các nhân viên càng phải chăm sóc hoa cẩn thận, tỉ mỉ hơn… Hiện nhà vườn đang tập trung vào dưỡng cây và tưới cây để trong thời gian một tuần tập kết diễn ra lễ hội thì cây vẫn phát triển bình thường, có đủ năng lượng khoe sắc rực rỡ tạo sức hấp dẫn với đại biểu và du khách về dự.Cùng với vườn hồng của ông Tài, bà Thuỷ, hiện các vườn hoa khác trên địa bàn huyện Mê Linh cũng đang vào giai đoạn chỉnh hình, tạo kiểu cho những cây hoa mẫu tham gia lễ hội.Bên cạnh hoa hồng, loài hoa làm nên tuổi vùng đất Mê Linh, nhiều loài hoa khác cũng sẽ khoe sắc trong lễ hội hoa đầu tiên của vựa hoa này như dạ yến thảo, phong ngũ thảo, hoa lan, hoa trạng nguyên...Theo ông Phạm Xuân Hải (đơn vị tư vấn nghệ thuật), Lễ hội hoa Mê Linh 2022 có chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” được dàn dựng trên quy mô 4.300 m2, với 10 cụm nghệ thuật sắp đặt, trang trí hoa quy mô lớn tại khu vực cổng đền Hai Bà Trưng, cùng với sự bố trí, sắp đặt khéo léo của các nghệ nhân trồng hoa huyện Mê Linh. Hoa hồng chính là loài hoa chủ đạo cho Lễ hội hoa Mê Linh lần này.“Điểm nhấn của Lễ hội hoa là con đường trái tim dài 20m được trang trí 100% từ hoa hồng và sự kết hợp khéo léo của các thác hoa cao 4m. Nơi đây, dự kiến sẽ là điểm check-in thu hút người dân và du khách”, ông Hải chia sẻ.Đây là lần đầu tiên huyện Mê Linh tổ chức lễ hội hoa, chính vì thế, không chỉ các hộ trồng hoa mà ngay cả người dân địa phương cũng vô cùng thích thú.
Lễ hội hoa là hoạt động chào mừng Lễ công bố, đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương lao động hạng Ba, công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng. Tại lễ công bố sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Mê Linh - khúc ca ngày mới”, có sự tham gia của các ca sĩ: NSƯT Thái Bảo, ca sĩ Lê Anh Dũng, Vũ Thắng Lợi, Bùi Lê Mận, Phạm Phương Thảo, Đông Hùng…
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình, huyện Mê Linh sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức 85 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu của huyện và các địa phương, hứa hẹn sẽ là điểm đến tham quan hấp dẫn du khách.
Từ ngày 2 đến 4/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, với chủ đề "Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc".
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
“Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
Sáng 28/3, tại hội nghị tổng kết Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025", 60 tập thể và cá nhân được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII. Chương trình 06-CTr/TU giai đoạn 2021-2025 được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: (1) Phát triển văn hóa; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Hướng tới Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 - 8/5/2025), ngày 27/3, Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ dâng hương và tham quan Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội).
Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”. Không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách còn góp phần bồi đắp tinh thần tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cha ông ta.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành văn bản số 1426/BGDĐT-HSSV ngày 1/4 gửi các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Thành phố Hà Nội phấn đấu năm 2025 trồng mới hơn 700.000 cây xanh các loại, trong đó khoảng 320.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ; khoảng 350.000 cây ăn quả...
Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
“Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An - cho biết sở đang tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở huyện Con Cuông là bảo vật quốc gia.
Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (tại Công văn số 7907-CV/VPTW, ngày 18/9/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng), Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).