Từng bước xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Ly Ly| 03/10/2022 05:11

Sáng ngày 30/9 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Hà Nội về việc thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố do Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh làm trưởng đoàn đã có chuyến làm việc thực tế tại Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Từng bước xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu trong buổi kiểm tra và làm việc tại Thị xã Sơn Tây

Một số nội dung Đoàn kiểm tra tập trung thực hiện bao gồm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Thị xã Sơn Tây và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn; việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; việc chấp hành thời gian làm việc; việc tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; việc nâng cao chất lượng thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện quy ước, hương ước; việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng tại đây.

Thông qua kiểm tra thực địa và làm việc tại xã Thanh Mỹ, Thị xã Sơn Tây, Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh nhất trí cao với báo cáo kết quả triển khai Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thị xã Sơn Tây, Quy tắc ứng xử nơi cộng cộng trên địa bàn. Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh bày tỏ sự ghi nhận đối với những kết quả đáng khích lệ trong việc triển khai 2 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố tại Thị xã Sơn Tây, đồng thời khẳng định việc triển khai thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Triển khai thực hiện tốt 2 bộ Quy tắc ứng xử là góp phần xây dựng nền công cụ phục vụ nhân dân.

Từng bước xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quy tắc ứng xử, nội quy được niêm yết đầy đủ, rõ ràng tại Trụ sở UBND Thị xã Sơn Tây

Đến nay, 100% xã, phường trên địa bàn Thị xã Sơn Tây đã triển khai mô hình bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp; mô hình cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; Mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn...

 “Việc kiểm tra, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy tắc ứng xử nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nề nếp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc”, Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, Đoàn kiểm tra do Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Bùi Minh Hoàng làm trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng tại huyện Thường Tín Hà Nội.

Từng bước xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Đoàn kiểm tra làm việc tại huyện Thường Tín

Tại huyện Thường Tín, ghi nhận tại UBND xã Duyên Thái và tại bộ phận 1 cửa UBND huyện Thường Tín cho thấy, nơi tiếp dân đã niêm yết đầy đủ các Quy tắc ứng xử, các khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”; cán bộ trang phục đúng quy định, có đeo thẻ cán bộ; chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc; thái độ niềm nở, thân thiện, sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục; phòng làm việc sạch sẽ, gọn gàng, hàng lang nhiều cây xanh.

Công tác triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của huyện gắn liền với việc thực hiện các phong trào  thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”, xây dựng “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”… Qua đó đã có nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong thực hiện như: Phong trào trồng và chăm sóc cây xanh của Đoàn Thanh niên huyện, phong trào “Cổng nhà có hoa” của Hội Liên hiệp phụ nữ; mô hình xây dựng trường học nói lới hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp tại Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi A; mô hình thôn, tổ phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh, sạch, đẹp tại xã Hồng Vân… Nhân dân trong nhiều thôn, xã chấp hành tốt các quy định về pháp luật, ứng xử lịch thiệp, đúng mực…

Từng bước xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Hành lang làm việc xanh, sạch, gọn gàng tại Trụ sở UBND huyện Thường Tín

Theo Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hoá & Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng, bên cạnh một số hạn chế tồn tại khách quan như: cơ sở vật chất, trụ sở UBND đã xây dựng lâu năm…, Phòng Văn hóa – Thông tin và các phòng ban chức năng của huyện Thường Tín tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa việc triển khai 2 bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn và đặc biệt là quan tâm đến vấn đề bình xét gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong lĩnh vực này và trình Thành phố khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy các phong trào thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Việc thực hiện triển khai 2 bộ Quy tắc ứng xử tại tất cả các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua đã góp phần từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, phù hợp với chuẩn mực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

(0) Bình luận
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Từng bước xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO