Khai thác các khu, điểm du lịch đón Tết Nguyên đán

Thạch Vũ| 31/12/2022 18:30

Trên địa bàn Hà Nội có hơn 130 khu, điểm du lịch, trong đó có 28 khu, điểm đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là khu, điểm du lịch đạt chuẩn. Đây là những điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

z4004611935019_a3e5a2711041daaee2ed16d5cb9aa847.jpg
Hà Nội là nơi có mật độ những Di sản lớn nhất cả nước, một tiềm năng du lịch cần được khai thác hiệu quả, và bền vững.

Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng

Sau 2 năm phải tạm dừng vì đại dịch, dịp Tết Qúy Mão và năm mới 2023 được kỳ vọng sẽ mang lại sức sống mới, một khởi đầu suôn sẻ cho ngành du lịch, ngay từ những tháng cuối năm 2022 công tác chuẩn bị cho một kỳ du lịch Tết và năm mới 2023 đã được các đơn vị triển khai. Cho đến hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho du lịch Tết Nguyên đán Quý Mão và đón các đợt du lịch, nghỉ dưỡng năm mới 2023, các khu, điểm du lịch đã nâng cấp dịch vụ, sẵn sàng đón khách.

Là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, Hà Nội phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng mang bản sắc riêng, như: Du lịch văn hóa, di sản; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao… Theo Sở Du lịch Hà Nội, thành phố hiện có 28 khu, điểm du lịch được công nhận đạt chuẩn cấp thành phố. Đáng chú ý, nhiều điểm đã xây dựng những sản phẩm riêng, có sức hút với du khách, như: Sản phẩm tour đêm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, di sản Hoàng thành Thăng Long; sản phẩm du lịch nông nghiệp tại làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), khu sinh thái Đan Phượng (huyện Đan Phượng); du lịch nghỉ dưỡng tại khu du lịch Ao Vua (huyện Ba Vì), điểm du lịch sinh thái Hoàng Long (huyện Thạch Thất); du lịch làng nghề tại điểm du lịch làng nghề khảm trai - sơn mài Chuyên Mỹ, làng nghề may Vân Từ (huyện Phú Xuyên); làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín)…

Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, có thời điểm phải đóng cửa để phòng, chống dịch, năm nay, hoạt động du lịch đã trở lại. Đón năm mới 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều khu, điểm du lịch đã chuẩn bị sản phẩm du lịch mới, nâng cấp dịch vụ để đón khách tốt hơn. Đáng chú ý, vào tháng 1-2023, khu di sản Hoàng thành Thăng Long ra mắt tour đêm phục vụ khách nước ngoài với tên gọi “Đêm hoàng cung Thăng Long” với nhiều đổi mới phù hợp với khách quốc tế. Làng sinh vật cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín) cũng chuẩn bị nhiều mô hình hợp tác xã hoa tươi, giới thiệu sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) để phục vụ du khách đến trải nghiệm. Làng nghề lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín) đã tập huấn cho các gia đình kỹ năng giới thiệu, trưng bày sản phẩm, hướng tới việc mở rộng sản phẩm lược sừng tại nhiều điểm du lịch trên địa bàn.

Đánh giá về những đổi mới tại các khu, điểm du lịch, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng cho rằng, việc hình thành các sản phẩm du lịch mới cùng với sự nâng cấp chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch sẽ tạo dấu ấn cho du lịch Thủ đô ngay từ đầu năm 2023. Còn theo Chi hội trưởng Chi hội Làng nghề - làng cổ - làng văn hóa (Hiệp hội Du lịch Hà Nội) Nguyễn Văn Sử, các điểm du lịch làng nghề đang nỗ lực tạo điểm nhấn, hấp dẫn du khách.

Mục tiêu phát triển bền vững và thêm nhiều điểm nhấn

Hà Nội sở hữu gần 6.000 di tích, 318 làng nghề truyền thống, nhưng đến nay mới có 28 khu, điểm du lịch được thành phố công nhận đạt chuẩn. Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Bên cạnh đó, mặc dù đang có sự chuyển biến trong việc xây dựng sản phẩm, nâng cấp chất lượng dịch vụ, song nhiều khu, điểm du lịch cấp thành phố vẫn gặp không ít khó khăn trong việc thu hút du khách.

Ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội cho biết, hiện du khách không đồng đều giữa khu vực nội thành và ngoại thành, thậm chí khách du lịch chủ yếu tập trung đông ở các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa. Nguyên nhân là do việc khai thác các tuyến, điểm du lịch rời rạc, chưa có sự kết nối giữa đơn vị lữ hành và điểm đến. Còn theo Giám đốc Công ty Du lịch Sunvina Travel Tạ Hữu Chiến, việc thiếu quy hoạch đồng bộ giữa các khu, điểm du lịch là nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm du lịch tản mát, không tạo được tuyến hoàn chỉnh cho du khách dễ dàng trải nghiệm, dẫn đến tình trạng vào các dịp lễ, Tết chỗ thì quá tải, chỗ lại vắng khách.

Để khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch ở khu vực nội và ngoại thành, đặc biệt trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, Giám đốc Công ty Lữ hành Pattours Vũ Giang Biên cho rằng, các điểm đến và đơn vị lữ hành cần có sự chia sẻ, hỗ trợ về chính sách, thông tin để cùng xây dựng sản phẩm với lộ trình và chi phí phù hợp. Trong khi đó, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng đề nghị, thành phố nên có hướng khai thác các tuyến du lịch theo 3 trục lớn từ nội thành ra ngoại thành, đó là: Trung tâm Hà Nội - Ba Vì - Sơn Tây; nội thành Hà Nội - Đông Anh - Sóc Sơn; nội thành - Mỹ Đức (chùa Hương)…

Trong thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục hướng dẫn các địa phương làm hồ sơ xét duyệt các khu, điểm du lịch đạt chuẩn. Bên cạnh đó, khuyến khích các địa phương xây dựng sản phẩm “độc, lạ” có tính đặc thù, phù hợp với điều kiện và địa hình từng địa phương. Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ: “Các đơn vị cần thay đổi cách làm, từ việc chỉ đưa khách tham quan những điểm đến quen thuộc thì nên quảng bá, giới thiệu những điểm đến mới, xây dựng được các sản phẩm có tính cạnh tranh, mang chiều sâu văn hóa, lịch sử Thủ đô”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Khai thác các khu, điểm du lịch đón Tết Nguyên đán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO