Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi

NLĐ| 09/09/2018 12:44

Có lẽ hiếm ca sĩ nào nhiều trải nghiệm và đủ kinh nghiệm như Phi Nhung khi lan truyền thông điệp vấn nạn bỏ con.

Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi - Ảnh 1.

Phi Nhung khát khao và ấp ủ về một ngôi trường dành cho trẻ bị bỏ rơi

Sau khi lo cho 5 người em ruột đầy đủ, Phi Nhung ngừng chu cấp, chị về Việt Nam xây chùa Pháp Lạc, cưu mang những đứa trẻ mồ côi.

Bằng cái tâm của một người đã từng trải qua biết bao thăng trầm trong cuộc đời mình để nhận ra "cứ sống cho tốt đi rồi cuộc đời sẽ cho mình quả ngọt"... Và giờ đây "quả ngọt" mà chị nhận được là tiếng gọi Mẹ Nhung đầy yêu thương và lòng biết ơn của những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Có cha, có mẹ, có một mái nhà... là điều tất yếu, rất gần gũi và thân thuộc với mỗi người bình thường nhưng là ước mơ tha thiết và cũng là nỗi niềm đau đáu của những trẻ mồ côi. Làm sao để giấc mơ ấy trở thành hiện thực là trách nhiệm xã hội và thể hiện tính nhân văn sâu sắc của xã hội chúng ta. Bản thân ca sĩ Phi Nhung cũng đau đáu về điều ấy.

Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi - Ảnh 2.

Phi Nhung bảo cô thấy mình đầy đủ nên mong được lo cho thật nhiều những trẻ bị bỏ rơi

Ca sĩ Phi Nhung cũng cho biết nhìn nhận vấn đề người mẹ sinh con ra rồi bỏ mặc cho xã hội là vấn đề nghiêm trọng. "Cá nhân tôi cũng mong muốn các bà mẹ trẻ dù có thể là sai lầm theo cách nào, khó khăn ở mức độ nào nhưng đừng bỏ rơi con mình vì như thế là trái với đạo đức và lương tâm. Nỗi đau đớn, sự dằn vặt này chắc chắn sẽ theo hết cả cuộc đời người phụ nữ đó", chị tâm sự. Nhưng, nói là nói vậy vì cuộc đời, chẳng ai lường trước được điều gì. Có khi, ngay chính mỗi người buộc phải làm những điều mà họ không muốn. Lực bất tòng tâm. Phi Nhung hiểu điều đó nên "mình làm được gì thì làm điều ấy thôi".

Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi - Ảnh 3.

Phi Nhung ra mắt ca khúc "Phận mồ côi" để truyền tải thông điệp cộng đồng

Vậy nên, dù đang cưu mang hơn 20 đứa trẻ. Hiện, toàn bộ tiền lương đi hát và doanh thu có được từ 2 quán chay đều được Phi Nhung dùng lo cho các con nuôi của mình. "Tôi không có nhu cầu lo cho bản thân. Tôi thấy mình có đủ hết rồi", chị chia sẻ. Và nay, chị lại ấp ủ về một ngôi trường nuôi dạy những đứa trẻ bị bỏ rơi và những đứa trẻ khuyết tật. Phi Nhung cho biết chị chỉ mong không còn thấy các em bé lang thang ngoài đường cũng như nạn bạo hành trẻ em tại Việt Nam.

Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi - Ảnh 4.

Những đứa trẻ góp mặt trong MV "Phận mồ côi" của Phi Nhung

Phi Nhung khẳng định chuyện mình mình làm, làm tới đâu hay tới đó. Đôi lúc cũng đi xin chỗ này chỗ kia, mong người ta cùng mình lo cho càng nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi càng tốt. "Cái chính thì vẫn cứ phải từ mình mà thôi. Làm được tới đâu, tôi làm tới đó. Tôi khổ từ bé nên quen rồi. Giờ cày bừa cỡ nào tôi cũng không thấy cực nữa", chị nói. Dù chẳng cần ai phải ghi nhận nhưng tấm lòng của Phi Nhung cũng khiến nhiều người cảm động. Mới đây, nhạc sĩ Phạm Hải Đăng viết tặng chị ca khúc "Phận mồ côi". Ca khúc lấy câu chuyện của chính cuộc sống gắn liền với những đứa trẻ mồ côi của chị.  

Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi - Ảnh 5.

Câu chuyện cuộc đời của Phi Nhung là cảm hứng cho ca khúc "Phận mồ côi"

Cảm nhận sâu sắc ca khúc này, Phi Nhung quyết dùng ca khúc trở thành dự án cộng đồng, tuyên truyền về vấn nạn bỏ rơi trẻ em của nhiều bà mẹ trẻ cạn nghĩ. Ca khúc vừa ra mắt nhận được rất nhiều sự đồng cảm của công chúng bởi cảm xúc đặc biệt cùng với ý nghĩa mà nó mang lại.

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phi Nhung với tâm nguyện xây trường cho những đứa trẻ bị bỏ rơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO