Văn hóa – Di sản

Phát huy giá trị di tích của lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Ly Ly 07/05/2024 15:30

Như thường lệ, lễ hội truyền thống xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội (hay còn gọi là lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung) năm 2024 sẽ diễn ra vào đúng ngày 1/4 âm lịch hằng năm.

Sáng 7/5, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội làm việc với huyện Thường Tín về việc triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử – Công chúa Tiên Dung (xã Tự Nhiên) năm 2024. Cùng dự có Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng.

“Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Tự Nhiên là lễ hội đặc sắc, mang đậm giá trị văn hoá truyền thống lâu đời của người Việt nói chung và nhân dân vùng ven sông Hồng, trong đó có xã Tự Nhiên nói riêng.

img_7143.jpeg
Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung năm 2024 diễn ra vào đúng ngày 1/4 âm lịch.

Vào ngày chính hội, nhân dân nô nức rước ngai từ Đình làng qua các cụm dân cư số 2, số 1 đến khu Giá ngự ra bãi tắm nàng tiên. Tại đây, đám rước sẽ lấy nước cọ kiệu và diễn lại tích huyền thoại tình yêu “Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung” và du thuyền trên sông. Tiếp đến là màn rước đức thành Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân cùng các nghi thức của lễ hội về khu Giá ngự. Sau cùng là màn rước Tam vị thánh tiên cùng các nghi thức của lễ hội về đình.

Theo cụ Nguyễn Văn Đính, Trưởng ban Khánh tiết Đình hạ - Đình thượng xã Tự Nhiên chia sẻ, đình làng Tự Nhiên là nơi thờ phụng Đức thánh Chử Đồng Tử (một trong "Tứ bất tử", công chúa Tiên Dung, công chúa Hồng Vân và tướng Đào Thành của Nhị vua Hai Bà Trưng. Đình làng xây năm 1702 đã được xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 1988. Tương truyền khi rước Tam vị thánh tiên, rước ra thì bà Hồng Vân (công chúa Tây Sa) đi trước (để dẹp đường), còn rước về cũng bà Hồng Vân đi trước (dọn giường, chiếu, xem chỗ ăn, chỗ ở, đảm bảo an toàn cho ông và bà Tiên Dung).

img_7115.jpeg
Kiệu phục vụ lễ rước trong lễ hội.

Truyền thuyết kể về huyền thoại tình yêu giữa Chử Đồng Tử - Tiên Dung kỳ lạ vào loại bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Một nàng công chúa lá ngọc cành vàng (công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 18), nhan sắc tuyệt trần, nhưng lại không có ý định lấy chồng, đã bất chấp mọi lễ giáo phong kiến, ngôi vị thứ bậc trong xã hội để yêu, kết mối lương duyên trời se với người con trai nghèo đến không có quần áo che thân, mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng lại rất mực hiếu thảo tên là Chử Đồng Tử. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập.

img_7114.jpeg
Kiệu phục vụ lễ rước trong lễ hội.

Tương truyền sau khi Chử Đồng Tử và Tiên Dung hóa (về trời), Vua Hùng Duệ Vương đã đến chỗ con gái ở. Hối hận và thương con, nhà vua đã ban tước Chử Công cho Chử Đồng Tử và cho lập đền thờ.

Truyền thuyết này không chỉ dừng lại ở một thiên tình sử đẹp mà còn ca ngợi sự cống hiến lớn lao của hai vợ chồng Chử Đồng Tử - Tiên Dung trong việc cứu giúp nhân dân khỏi bệnh tật, tai ương. Đi đến đâu, họ cũng dang rộng vòng tay để cứu giúp người khó, người khổ, chỉ đường dẫn lối cho họ sống tốt hơn. Chính vì thế mà người đời tôn Chử Đồng Tử là một trong “Tứ bất tử” với sự thành kính, thờ phụng.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, năm nay, lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử – Tiên Dung được tổ chức với quy mô hội lệ.

Sáng 7/5, Ban Tổ chức lễ hội đã thực hiện nghi thức rước nước; tại sân đình cũng diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống. Ngày 8/5 (tức mùng 1 tháng 4 âm lịch) là ngày chính hội với nghi thức khai mạc lễ hội được tổ chức cùng các nghi lễ.

img_7122.jpeg
Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi kiểm tra, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng lưu ý địa phương cần chú ý tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong những ngày diễn ra lễ hội, trong đó đặc biệt lưu ý đến vấn đề phòng chống cháy nổ... đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.

img_7140.jpeg
Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng lưu ý địa phương và Ban Quản lý lễ hội cần đặc biệt đến vấn đề tiếp nhận công đức. Bên cạnh đó, đồng chí Lương Đức Thắng cho biết, văn bản Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội đã có rất nhiều thay đổi, do đó, lãnh đạo địa phương cần quán triệt đầy đủ các văn bản.

“Những gì thuộc về văn hoá Việt Nam, văn hoá truyền thống thì chúng ta phải cố gắng gìn giữ, vừa bảo tồn vừa phát huy. Còn những gì trong quá trình tiếp biến chưa phù hợp, chưa đúng với quy định hiện nay của Nhà nước thì chúng ta cần loại bỏ. Cùng với đó, cần thực hiện nghiêm việc quản lý tiền công đức; xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội… không để yếu tố thương mại át đi các yếu tố truyền thống trong lễ hội, để lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử – Tiên Dung trở thành một khuôn mẫu, trở thành điểm đến của các du khách trong và ngoài nước”, đồng chí Lương Đức Thắng nhấn mạnh.

Xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội hiện có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là: đình Hạ - đình Thượng và khu Giá ngự. Đây chính là quần thể di tích thờ Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung và Hồng Vân công chúa.

Bài liên quan
  • Đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong ngày khai hội Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Sáng ngày 19-5 (tức ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch), Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội chính thức khai hội với nhiều hoạt động sôi nổi cùng màn rước nước, múa rồng, du truyền trên sông hoành tráng, mãn nhãn và ấn tượng. Lễ hội đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn nhân dân trong và ngoài xã, đông đảo người con xã Tự Nhiên xa quê, cùng du khách thập phương khắp nơi tụ về.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di tích của lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO