Phải đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm

02/05/2017 09:04

Công nghệ thông tin (CNTT) luôn là cơ hội làm giàu cho nhiều startup. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều “cạm bẫy chết người”. Để giúp các startup tránh được những “cạm bẫy chết người”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với anh Phạm Trường Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo tin học Khoa phạm. Theo anh Khoa, khởi nghiệp CNTT phải biết đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm.

Phải đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời điểmPhạm Trường Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo tin học Khoa Phạm

- Là “bậc thầy” trong giới công nghệ thông tin, anh có thể cho độc giả báo Tuổi trẻ Thủ đô biết về xu hướng khởi nghiệp CNTT hiện nay?

- Theo Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), những năm gần đây bất chấp những khó khăn Việt Nam vẫn nằm trong “top “ 3 thị trường khởi nghiệp phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Thị trường khởi nghiệp Việt Nam đang diễn biến đầy sức sống và tiềm năng, chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ doanh nhân ngày càng trẻ, thành công sớm, nhanh và hướng đến sự bền vững, hòa nhập với xu hướng khởi nghiệp khu vực và thế giới. Trong đó, sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT đã tạo nhiều điều kiện để các bạn trẻ khởi nghiệp được cọ xát và học hỏi.

Đặc biệt là sự thành công của Flappy Bird đã kích thích các cá nhân, nhóm lập trình viên tích cực xây dựng các dự án khởi nghiệp ngành công nghệ. Tuy nhiên, việc này lại tạo nên sức ép cạnh tranh, trong việc tìm kiếm thị trường, gọi vốn đầu tư, tạo ra vô vàn những “cạm bẫy chết người” khác.

 -Trong lần trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ Thủ đô gần đây anh có nói: “CNTT cơ hội làm giàu cho nhiều startup” và bây giờ anh lại nói: “Khởi nghiệp CNTT có nhiều cạm bẫy chết ngườiAnh có thể giải thích rõ hơn về điều này?

Theo BSSC, khi khởi nghiệp trong ngành CNTT hoặc bất cứ ngành nghề nào, dễ hay khó, thành công hay thất bại tùy thuộc rất lớn vào tầm nhìn chiến lược của mỗi doanh nghiệp. “Ngựa hay phải chạy đường dài”, điều cần ở người trẻ là phải tập trung vào việc đánh giá thị trường, nghiên cứu sản phẩm và hoạch định chiến lược trong thời gian dài, thông thường là từ 3 đến 5 năm cho một dự án khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

“Lĩnh vực CNTT đáp ứng nhu cầu của con người dựa trên nền tảng công nghệ. Khi suy nghĩ về ý tưởng khởi nghiệp, nếu nhìn thấy nhu cầu gì của người khác mà mình có thể thỏa mãn nhu cầu đó bằng công nghệ thì nên làm. Không cần bàn cãi về tiềm năng, CNTT trở thành xu hướng khởi nghiệp hoàn toàn có cái lý của nó. Tuy nhiên, khởi nghiệp trong lĩnh vực này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro gây ra thất bại thảm hại”.

Một trong những cạm bẫy đầu tiên mà người, nhóm người khởi nghiệp phải nghĩ tới là cạm bẫy liên quan cơ cấu tổ chức. Cụ thể, khi đã bước vào môi trường kinh doanh và khởi nghiệp, phải phân định rõ ràng vai trò, ví trị, nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân dù là bạn bè hay người thân. Khi không đạt được điều này thì nội bộ rất dễ bị xóa trộn. Sát với cạm bẫy này là nhân lực.

Phải đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm
Một buổi lên lớp của Phạm Trường Đăng Khoa tại Trung tâm Đào tạo tin học Khoa Phạm


- Căn cứ vào đâu anh cho rằng, học CNTT ra trường 10 người thì 9 người bỏ nghề
?

- Hiện nay, chương trình đào tạo CNTT trong các trường ĐH chưa bám sát vào nhu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể: Trong 4 năm đào tạo thì chỉ có 2 môn đáp ứng được nhưng lại không sát với yêu cầu doanh nghiệp.

Bản thân sinh viên lại bị động, trường dạy gì thì học đó nên khi ra trường không xin được việt làm. Đó là nguyên nhân để tôi nói, 10 người ra trường thì 9 người đổi nghề.


- Liệu đó có phải là “cơ hội” để Trung tâm đào tạo tin học Khoa Phạm ra đời, thưa anh?


- Đúng là Trung tâm Đào tạo tin học Khoa phạm ra đời trong bối cảnh trên. Tuy nhiên, chúng tôi không lấy đó làm cơ hội. Thực tế, Trung tâm Đào tạo tin học Khoa phạm, đào tạo những cái mà doanh nghiệp cần. Bằng chứng là hầu hết các bạn học ở đây ra trường đều có việc làm, lương cao, trung bình từ 10 triệu đến 20 triệu/tháng, thậm chí còn cao hơn.

Theo Khoa, trước khi học CNTT bạn hãy tìm các mẫu tin tuyển dụng và gạch đầu dòng những gì doanh nghiệp cần, rồi xem trường có đào tạo không. Nếu trong trường không đào tạo, bạn phải tìm trung tâm để học. Có như vậy, thì ra trường mới xin được việc làm.

Hiện nay, nghề lập trình web và lập trình di động, như: Android, ios và lập trình phần mềm, lập trình iot đang hót. Ở các trường ĐH có đào tạo các chương trình này nhưng chưa đủ sâu để đi làm. Vì vậy, cần phải chủ động tìm trung tâm để học thêm.

- Sắp tới, xu hướng CNTT sẽ tập trung vào ngành nào thưa anh?

- Xu hướng lập trình di động sẽ "lên ngôi" trong thời gian tới. Các ứng dụng CNTT sẽ được áp dụng vào đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: Đi siêu thị chúng ta chỉ cần một chiếc di động, chụp hình món hàng cần mua và đi ra mà không phải chờ đợi thanh toán; hoặc bác sĩ chỉ cần cho thấy qua camera để kiểm tra hay thiết bị đồng hồ đeo tay để kiểm tra huyết áp, cơ thể hàng ngày…. Vậy nên, chúng ta cần nguồn nhân lực để xây dựng những sản như vậy đưa vào cuộc sống

- Khởi nghiệp CNTT theo anh cần phải chuẩn bị những gì?


- Kết quả khảo sát vừa được thực hiện với 1.500 sinh viên, được công bố trong hội thảo: 49% không biết cách học thế nào để hiệu quả và ít tốn thời gian, 71% không biết tương lai đi về đâu, 87% không biết mình đam mê cái gì. Do đó, tôi khuyên các bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp CNTT phải có ý tưởng, mục tiêu rõ ràng và quyết tâm. Đặc biệt, người khởi nghiệp phải biết cách đưa sản phẩm ra thị trường vào đúng thời điểm, linh động thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp với thực tế, nhất là các dịch vụ trực tuyến, thương mại điện tử.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng thương hiệu lúc khởi nghiệp, cần tận dụng các nguồn quảng bá miễn phí như bạn bè, người thân, Facebook... Sau khi có được những khách hàng đầu tiên thì có thể sử dụng nguồn thu đó để quảng cáo trả phí và dần mở rộng hoạt động. Tất nhiên, "giai đoạn đầu đừng nghĩ tới lợi nhuận mà hãy nghĩ cách làm sao để tồn tại đã".

- Xin cảm ơn anh!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Phải đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO