Olga Berggoltz - Cuộc đời tài hoa và cay đắng

Nguyệt Vũ (giới thiệu và dịch)| 15/07/2020 13:34

Phải nói rằng, có một thời văn học Nga đã có ảnh hưởng rất lớn tới nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Một trong những nữ thi sĩ Nga được nhiều người yêu thơ biết đến chính là Olga Berggoltz nhưng không phải ai cũng biết về cuộc đời đầy thăng trầm cay đắng của người đàn bà xinh đẹp và tài hoa này.

Olga Berggoltz - Cuộc đời tài hoa và cay đắng

Ấu thơ êm đềm của “công chúa” tóc vàng 


Olga Berggoltz sinh ngày mồng 3 tháng 5 năm 1910 tại thành phố Saint Petersburg (Leningrad), nơi có dòng sông Neva huyền ảo và thơ mộng nhất thế gian. Cha bà - ông Phedor Kristophorovich Berggoltz là một bác sĩ phục vụ trong quân đội và sau này làm việc nhiều năm trong một nhà máy chữa bệnh cho công nhân. Bà Maria Timopheevna mẹ của nữ sĩ là một phụ nữ xinh đẹp dịu hiền có hai cô con gái cùng bác sĩ Phedor. Gia đình bà sống ở khu Nevski và sau này một con phố ở đây được mang tên Olga Berggoltz. Tuổi thơ ấm êm không được bao lâu thì Cách mạng tháng Mười nổ ra, quê hương bà rơi vào cảnh súng đạn và đói kém. 

Thuở nhỏ, Olga Berggoltz là một cô bé xinh đẹp và đáng yêu với đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng óng ả thừa hưởng gien của người cha, nhưng phảng phất trên gương mặt là một nét buồn như định mệnh cuộc đời bà sau này. Bà làm thơ rất sớm, từ năm 14 tuổi. Đó là bài thơ xúc động khi Lê-nin qua đời.

Người cha luôn là người khích lệ bà phát triển niềm say mê văn học và đi trên con đường thi ca của mình. Năm 16 tuổi, bà đã gia nhập một hiệp hội văn học, nơi nữ sĩ hy vọng sẽ được làm quen với các nhà thơ chuyên nghiệp như Mayakovsky và Bagritsky những thần tượng văn học thời đó. 

Hồng nhan bạc phận

Olga Berggoltz trải qua ba đời chồng và cuộc đời lận đận của bà bắt đầu từ các cuộc hôn nhân này. Mối tình đầu của Olga Berggoltz là nhà thơ Boris Kornilov khi bà mới 15 tuổi. Non dại và đắm đuối, say thơ say tình nên họ làm đám cưới sau đó không lâu và có một con gái tên là Irina nhưng bé mất khi mới 8 tuổi vì bệnh tim bẩm sinh. Bé gái thứ hai cũng bị bệnh tim và qua đời một năm sau đó. Sau khi li dị với Boris bà yêu và kết hôn với Nikolai Molchanov - một nhà phê bình văn học Nga. Boris Kornilov cũng bị bắn sau đó vì bị nghi ngờ là phản bội lại chính quyền nhân dân lúc bấy giờ.

Năm 1938, Olga bị vào tù trong lúc đang mang thai và mất đứa bé trong tù khi thai nhi được 6 tháng tuổi do liên đới với người chồng cũ. Một lần nữa người mẹ đau khổ ấy lại mất con… Bà đã từng đau đớn viết:

Hai con tôi đã chôn ở dưới mồ
Tôi cô độc trên trần gian ai biết
Con gái thứ ba của tôi bị giết
Trong trại giam khi chưa được chào đời.

Năm 1942, người chồng thứ hai của nữ sĩ chết trong nạn đói khi Leningrad bị bao vây. Mất con, mất chồng liên tiếp, nỗi đau chồng lên nỗi đau. 

Năm 1949, nữ sĩ đi bước nữa với Georgi Makogonenko và cuộc hôn nhân này kéo dài 10 năm. Người chồng thứ ba là nhà ngôn ngữ học, ông đã nâng bà dậy sau những đớn đau của cuộc đời liên tiếp đè nặng lên vai. Cả hai cùng viết chung những vở kịch, kịch bản phim và nhiều bút ký được đăng tải trên rất nhiều tạp chí và ấn phẩm thời bấy giờ. Có thể nói đây là thời kỳ hạnh phúc nhất trong cuộc đời nữ sĩ.

Georgi Makogonenko là một anh chàng đẹp trai lại làm việc ở xưởng phim nơi có nhiều cô diễn viên xinh tươi và trẻ đẹp luôn tìm cách tán tỉnh ông. Nữ sĩ yêu chồng trong tâm trạng bất an, say đắm và ghen tuông giằng xé. Rồi chuyện gì Olga Berggoltz luôn cảm nhận được bằng trực giác đàn bà cũng đã xảy ra, Georgi đã bỏ bà đi với một người đàn bà khác. Từ đó bà lao vào rượu và thuốc lá để vùi quên. Những bài thơ buồn, cô đơn đến não nề và cả “âm thầm cay đắng ghen tuông” nữa có từ cuộc tình này. 

Người ta cho rằng Makogonenko là nguyên nhân của sự cô đơn của Olga và dẫn đến những cơn say liên miên của nữ sĩ vào lúc cuối đời. Từ một phụ nữ xinh đẹp dịu dàng bà đã hứng chịu không biết bao lời dèm pha của người đời khi trở thành một phụ nữ nát rượu bê tha. Mối tình với người chồng thứ ba này  đã mang lại cho bà tất cả những hệ lụy của tình yêu như nó vốn có. Ngọt ngào và đắng cay,  khổ đau tột cùng và hạnh phúc vô biên.

Một cuộc đời tài hoa trải qua bao nhiêu bất hạnh được tái tạo trong những bài thơ tình mang tên Olga Berggoltz. Là người phụ nữ yêu đắm đuối mê say và cũng đau khổ vật vã vì yêu nên thơ của bà đi vào lòng người với rất nhiều cung bậc mãnh liệt. Có lúc bà tự ví phận mình như cây ngải đắng, qua bao thăng trầm vẫn bền bỉ sống và nở hoa bên đời. 

Nhà thơ công dân của thành Leningrad

Người yêu thơ Việt Nam biết đến nữ sĩ Olga phần lớn qua các bài thơ tình nhưng phần lớn các tác phẩm của bà lại là thơ thế sự, phản ánh đúng cuộc chiến tranh lúc bấy giờ. Trong thời gian Leningrad bị bao vây (900 ngày đêm) bà đã viết những trường ca ca ngợi những người lính đã dũng cảm bảo vệ thành phố như: “Nhật ký tháng Hai, Leningrad”. Một câu nói nổi tiếng của bà được khắc trên bức tường của nghĩa trang thành phố là: “Không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên”.

Năm 1941, khi chiến tranh nổ ra trên đất nước Xô viết, Olga Berggoltz làm việc tại đài phát thanh Leningrad. Bằng giọng nói ngọt ngào bà đọc tin chiến sự và đọc thơ cho nhân dân nghe và cùng thành phố vượt qua những ngày tháng khó khăn do chiến tranh, đói khát và dịch bệnh. Nhà thơ công dân Olga Berggoltz đã nhận được nhiều huân, huy chương cho những cống hiến cho Tổ quốc và được nhân dân thành phố Leningrad yêu quý và ngưỡng mộ.  

Là hội viên của Hội Nhà văn Xô viết từ năm 24 tuổi, ngoài thơ bà còn là một nhà văn với rất nhiều tác phẩm đa dạng về thể loại như truyện, ký và kịch.

Olga Berggoltz mất năm 1975 và phần mộ được đặt tại nghĩa trang Literatorskie Mostki, khép lại những đắng cay ngọt ngào mà tình yêu và số phận đã mang tới cho người đàn bà xinh đẹp và tài hoa này. Dư âm của cuộc đời bà đọng lại là những thi phẩm còn mãi với thời gian. 

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nữ sĩ (1910 - 2020), báo Người Hà Nội xin gửi tới bạn đọc chùm thơ Olga Berggoltz để tưởng nhớ tới một thần tượng thi ca.
Mùa hè rớt *

Có một mùa thiên nhiên tươi sáng lạ
Nắng oi dịu mặt trời không chói lóa
Được gọi mùa hè hồi xuân ví như phụ nữ
đẹp diệu kỳ như thể mùa xuân.

Trên gương mặt tơ nhện hờ buông
lơ thơ bay nhẹ nhàng phơ phất…
Âm vang sao đàn chim muộn hót
Hoa nở nhiều đẹp rờ rỡ khát khao!

Ngừng bặt từ lâu những trận mưa rào,
thấm xuống cánh đồng đêm bình lặng…
Em hạnh phúc hơn vì ánh nhìn mê đắm,
Ít khi ghen nhưng ghen đắng đót hơn.

Ôi mùa hè trong sáng dễ thương
với niềm vui chào đón ngươi… tất thảy
tình yêu của em ở đâu - hú lên, đâu vậy?
chỉ có rừng yên lặng, ánh sao ngời... 

Anh nhìn kìa dường như lúc sao rơi,
là thời khắc chúng mình li biệt…
…Vậy mà em đến bây giờ mới biết
cách yêu thương tha thứ, chia tay...
.............................................
* tiêu đề do dịch giả  Bằng Việt đặt 

Hy vọng

Tôi vẫn tin sẽ trở lại với cuộc đời
vào một buổi sớm tinh khôi tỉnh giấc
Ban mai nhẹ nhàng sương trong vắt
giọt giọt tròn phủ kín các nhành cây

Trong đài hoa sương mang bóng mây
như chiếc hồ con soi mây trời êm ả
và tôi nghiêng gương mặt hồng tươi trẻ
ngắm vẻ diệu kỳ những giọt nước trắng trong

và nước mắt rơi khoan khoái nhẹ bâng
và cả thế giới xa thật xa tôi nhìn thấy…

Tôi vẫn tin rằng buổi bình minh ấy
lạnh và lung linh sẽ trở lại cùng tôi
kẻ khôn ngoan nghèo khó thiếu niềm vui
không dám khóc và cười sung sướng…

Nơi đây những người Leningrad đang nằm 

Nơi đây những người Leningrad đang nằm 
Họ là đàn ông, phụ nữ, trẻ em công dân thành phố
Bên cạnh họ là những người lính Đỏ*
Đã dâng hiến cuộc đời bảo vệ quê hương

Dưới những nấm mồ vĩnh cửu đá hoa cương
Những cái tên của họ không thể nào đếm xiết
Dưới những phiến đá vô thường bạn ơi có biết:
Không ai bị lãng quên, không gì có thể lãng quên.

Khi kẻ thù tràn vào thành phố Len
Quân đội nhân dân nhất tề đứng dậy
Học sinh, giáo viên, công nhân tất thẩy
Muôn người như một thành đồng:
- “Cái chết sợ chúng ta hơn chúng ta sợ chết”.

Không thể quên những ngày tối tăm khắc nghiệt
Nạn đói mùa Đông Bốn Mốt - Bốn Hai
Những trận pháo kích ác liệt lai rai
Hay những trận mưa bom năm Bốn Ba khủng khiếp
Cả thành phố tàn hoang.

Không cuộc đời nào sẽ bị lãng quên
Dưới những ngọn lửa từ bầu trời, mặt đất
những chiến công bình thường chân chất
Sẽ chẳng thể nào lãng quên
Các bạn cùng với quê hương, 
chúng ta đã giành chiến thắng

Trước những cuộc đời hy sinh thầm lặng
trong nghĩa trang này bất tử buồn thương
Tổ quốc - Mẹ hiền và thành phố quê hương
Nghiêng mình biết ơn không bao giờ quên lãng
...........................
* Hồng quân Liên xô
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Olga Berggoltz - Cuộc đời tài hoa và cay đắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO