Nỗi niềm từ ghế giảng đường

Châu Tấn/TNO| 27/10/2017 22:16

Tôi là sinh viên (SV) năm thứ 3. Tôi luôn tự đặt câu hỏi sau mỗi lần trường tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền..., trong tôi đọng lại được gì?

Nỗi niềm từ ghế giảng đường

Các bạn trẻ đến phỏng vấn xin việc trong một ngày hội việc làm ở TP.HCM

Tại sao mỗi năm học, Đoàn trường không tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên; dạy cách viết một đơn xin việc hoàn chỉnh; hoặc chí ít là tạo một buổi phỏng vấn xin việc giả lập để SV biết khi đi xin việc cần trả lời như thế nào...?
Cần lắm những buổi giao lưu, chia sẻ của Đoàn - Hội giúp các sinh viên hiểu được những nguy cơ có thể có khi vào học ở thành phố lớn; các công việc làm thêm không nên làm; cách phòng tránh và ứng biến khi gặp cướp giật; cách tránh bị lừa đảo khi thuê phòng trọ hoặc dính vào công ty đa cấp... hơn là tổ chức những vấn đề lan man, không đúng trọng tâm SV cần.
Còn vấn đề nữa, sau mỗi buổi sinh hoạt Đoàn, thường chủ tọa đứng trên bục hỏi: “Các bạn có thắc mắc hay ý kiến gì không?”. Tại sao lại không hỏi: “Các bạn thấy buổi sinh hoạt này có gì bất cập và cần thay đổi chỗ nào?”. Bởi mỗi năm là một sự đổi mới nên cần thay đổi cho phù hợp. Mà một vài người, vài tổ chức thì chắc gì đã có ý kiến hay. Tại sao lại không dùng hình thức trưng cầu ý kiến, đặt câu hỏi một cách thúc giục để họ thoải mái nói không bị ràng buộc khuôn khổ, và cùng nhau đổi mới.
Đoàn - Hội ở trường nên tổ chức buổi trao đổi về chủ đề “Vì sao SV nên làm tình nguyện?”; tổ chức các cuộc thi viết cảm xúc sau những chuyến tình nguyện.
Mong sao Đại hội Đoàn lần này cho ra những giải pháp đáp ứng được nhu cầu của những người trẻ, đặc biệt là SV, để những băn khoăn, trăn trở ấy được giải tỏa phần nào.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Nỗi niềm từ ghế giảng đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO