Những triền đê tắm mát hương quê

HNM| 05/07/2021 11:41

Song song với những con lộ ùn ùn xe pháo, bụi tung như hỏa mù là những con sông lịch sử, con sông trữ tình, nguồn sữa mẹ dồi dào, trường sinh trong dòng chảy văn hóa lúa nước. Kìa đê sông Cái, sông Nhuệ rồi đến sông Đáy, ba dải lụa thũng dài quê tôi. Những triền đê như thảo nguyên xanh thẳm, nuôi nấng tuổi thơ rong ruổi trên lưng trâu, nghỉ ngơi dưới tán hoa gạo.

Những triền đê tắm mát hương quê
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú.

Dường như những con sông, triền đê thường giống nhau khi đều khoác lên mình vẻ hoang hoải của quê hương. Triền đê là cả một bức tranh thiên nhiên sống động. Nhưng cảnh thực đẹp hơn tranh bởi ta cảm nhận được mùi ngai ngái phù sa, tiếng rì rào cơn gió qua những cánh đồng và các lớp ảnh cổ xưa đồng hiện.

Vẫn còn nguyên đó các “mốc giới” hoa gạo thẳng vút lên trời xanh, khô cành cạch lúc trái mùa. Cứ đến trạm bơm là sẽ có cây hoa gạo án ngữ như người khổng lồ chơ vơ giữa khoảng không. Hoa gạo chỉ nở tháng Ba, đám trẻ mục đồng thi nhau tết hoa thành từng chuỗi quàng lên cổ trâu, xếp hình trái tim, rồi gọi đứa mình thích ra để cùng ngắm, ngập ngừng thỏ thẻ. Tôi có cảm giác như cách tỏ tình đó chân thật biết bao so với những màn tiệc tùng xa hoa ở nơi phố thị chật chội, nhẫn cưới tiền tỷ làm đôi mắt dễ bị choáng ngợp mà con tim chẳng hề thổn thức. Những triền đê tâm tình, lần hồi những gì trong trắng, thanh khiết nhất. Đâu đó còn thấp thỏm nón mẹ, bóng bà hái rau, hay những dải miến dong như tấm gương le lói trước mặt trời ửng nắng.

Đi qua những đền, đình, chùa miếu dọc triền đê là tâm hồn bỗng nhẹ tênh, tiếng gió xào xạc bên tai. Phải chăng, ngàn đời xưa ông cha ta đã chọn dọc các con sông làm nơi sinh sống đầu tiên, để nay linh khí vẫn còn nguyên đó, bóng hình người xưa còn thấp thoáng đâu đây. Khuất sâu thẳm, cây đa già tỏa bóng, lùm cây leo um tùm, hoa lá tô điểm, ngọn hương ngút ngàn bay lên trên mái đình rêu phong. Tự hỏi lòng rằng có nhiều nơi thanh tịnh, linh thiêng và trong lành trên các triền đê mà sao ít người tìm đến, sao phải cất công đến chốn xa xôi cầu xin tài lộc làm chi...

Thong dong trên đê sông Nhuệ còn được hồi tưởng về cảnh giong thuyền hát chèo, hát trống quân ở khu vực Thường Tín, Phú Xuyên xưa. Nhớ về cảnh cha con Chử Đồng Tử bán cá dưới gốc đa sông Hồng, mịt mù khói tỏa ngàn sương. Đường đê thần tiên là thế nhưng ít người lựa chọn dù có thể, để khi phải bắt buộc đi qua, tránh tắc đường, thì mới kịp òa lên bởi mùi thơm từ vựa rau gia vị Tân Minh, của lá dong xanh Tràng Cát hay cây cảnh Hồng Vân trứ danh.

Sông và đê quấn quýt đẹp đến nao lòng nhưng giờ đây quanh đó nào ít khu công nghiệp, khu chung cư rối rít mọc lên. Xe tải cày xới mặt đê. Nước trạm bơm xả bọt trắng xóa như xà phòng, tẩy đi nét hiền dịu của dòng sông, làm cá héo hon, làm trâu chán cỏ, làm chim muông bay đi. Mỗi lần nghe tin về dòng sông chết do ô nhiễm, lòng tôi lại quặn đau, phải giữ làm sao đây ngọn cỏ xanh rì?

Nào biết vẻ đẹp của đồng quê sẽ còn nguyên bản được mấy phần theo thời gian, chỉ mong rằng những vựa cây ven đê ngày càng tươi tốt, không chỉ giúp tạo thu nhập cho người dân, sinh kế ngàn đời mà còn điều hòa không khí, thổi cơn gió mát giảm nhịp ồn ã của nội đô. Ai đó đi du lịch khắp mọi miền, đừng quên “phượt” về nông thôn, về ngay những làng quê ngoại thành trên con đường đê uốn quanh như dải lụa để sà vào hương cỏ cây, để ngắm lúa chín nội đồng, để đánh thức “chú nhà quê” trong bản ngã sẽ thấy tâm hồn rộng mở và cảm giác gần gũi, bình yên.

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Những triền đê tắm mát hương quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO