Những khoảnh khắc yêu thương

NSHN| 21/12/2020 11:32

Có một tâm trạng là lạ trước mỗi chuyến đi, ấy là cái cảm giác vừa háo hức vừa thắc thỏm chia xa. Háo hức thì đã đành vì có biết bao điều mới lạ đang chờ ta trong mỗi chuyến đi, dù xa hay gần với quãng thời gian ngắn hay dài. Còn thắc thỏm, dù chỉ thoáng qua, nhưng cũng là cảm nhận rất thật.

Đó là lúc qua cửa sổ toa tàu đang hướng về phương Nam, ngắm công viên Thống Nhất thấp thoáng gương nước mặt hồ dưới tán cây xanh còn mờ trong sương trên đường Lê Duẩn, rồi đường Giải Phóng cùng những gương mặt người buổi sớm mai trước những chắn tàu… chầm chậm trôi qua mà nhận ra mình đang tạm xa thành phố thân yêu, xa những buổi sáng, buổi chiều gắn bó. Một cảm giác như là nhớ nhung, luyến tiếc.

Sự nhớ nhung, thấp thỏm càng rõ hơn vào những lúc cuộc chia xa với thành phố diễn ra ở những thời điểm mà Hà Nội thường có những khoảnh khắc ghi dấu ấn riêng có, nhưng lại chợt đến, chợt đi mà không dễ gì nắm bắt. Đó là lúc những mảy hoa sấu đầu tiên vẽ những đường kỷ hà trên hè phố Trần Hưng Đạo, những tiếng ve đầu tiên gọi đất trời vào hạ, làn sương thu mỏng mảnh đầu tiên vấn vít trên những tàng cây ven hồ Hoàn Kiếm báo hiệu thu về, những khóm dã quỳ đầu tiên bừng lên trong nắng sớm trên sườn non Tản…

Đôi lúc tự hỏi, mình có quá tham lam khi đã sống cả đời ở Hà Nội, bao mùa thay đổi, mà vẫn tiếc, vẫn lo một lần lỡ mất hạnh phúc được rung động trước thời khắc kỳ diệu hiếm hoi của tự nhiên?

Liệu có phải là tham khi ai đó luyến tiếc vì để lỡ mất cái khoảnh khắc những đóa cúc họa mi đầu tiên khoe dáng vẻ mềm mại mà khỏe khoắn với sắc trắng tinh khôi trên những gánh hàng hoa như đang trôi trên phố cổ đậm màu thời gian? Hay tiếc nuối vì không kịp cùng bè bạn sẻ chia những xao xác của ngọn gió đầu mùa báo hiệu mùa đông đến sớm?

Dự báo năm nay Hà Nội sẽ đón rét sớm. Vậy là từ đầu tháng Mười đã đợi, đã chờ. Đi đâu cũng tính, cũng mong sao sớm trở về để kịp được đón ngọn gió heo may xao xác đầu tiên của mùa đông Hà Nội. Đó không chỉ đơn thuần là sự xao xác mà chỉ những cơn heo may đầu mùa, cùng với không khí se lạnh, nắng nhẹ, sương mỏng mới có thể đem lại. Cùng với niềm xao xác ấy là những chiếc lá vàng đầu tiên, cái xoa xuýt đầu tiên, những chậu than nướng ngô đầu tiên đỏ lửa nơi góc phố và lần tìm nhau đầu tiên chia hơi ấm của những lòng bàn tay…

Lại nhớ đến nhóm bạn, đã quá nửa đời người vẫn duy trì một cái lệ không thành văn. Thể nào cũng phải chia nhau một hớp rượu nơi quán nhỏ quen thân vào cái ngày ngọn heo may đầu tiên xào xạc trên cao vút những ngọn cây bên hè phố. Cái thú mang màu sắc ít nhiều nghi lễ ấy được thực hiện không chỉ là để đón một ngọn heo may, dù là ngọn heo may đầu tiên báo hiệu một mùa đông Hà Nội. Nó còn là sợi dây mỏng mảnh nhưng có sức kết nối thâm tình, giữa những người bạn, có chung một sở thích ngồi bên nhau mà ngắm bếp than hồng đang nhuộm vàng những bắp ngô non bãi giữa sông Hồng.

Những giây phút ấy, lỡ qua mất thì lại phải đợi đến một năm sau mới có lại. Mà cuộc đời ai biết trước được điều gì? Nhóm bạn mỗi năm một thưa vắng, kẻ đang phiêu dạt nơi đất khách, người đã mãi mãi đi xa. Nhưng mỗi dịp gió đầu mùa vẫn cứ nhóm lại, không ai phải bảo gọi ai. Lượng rượu uống mỗi năm một ít, người cũng hư hao, mà cái tình người thì cứ như mỗi lúc mỗi đầy, như tăng sự níu kéo, ràng rịt. Người Hà Nội là thế, người Việt mình là thế!

Và chắc cũng vì thế mà cũng như tôi, nhiều người Hà Nội luôn có cái cảm giác rất lạ trước mỗi chuyến đi, vừa háo hức vừa khắc khoải bởi nỗi chia xa. Là bởi trong chúng ta, vẫn luôn hiện hữu một tình yêu đến tha thiết Hà Nội, yêu những khoảnh khắc quý giá của cuộc sống tràn đầy yêu thương nơi thành phố quê hương.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Những khoảnh khắc yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO