Nhớ giọng đọc huyền thoại của NSND Tuyết Mai

KTĐT| 09/03/2022 22:35

Giọng đọc trầm ấm của NSND Tuyết Mai gắn với tuổi thơ của biết bao thế hệ Việt Nam qua các chương trình như “Đọc truyện đêm khuya”, “Tiếng thơ”, “Chương trình dành cho đồng bào xa Tổ quốc”.

Giọng đọc của bà đã trở thành thương hiệu, với các câu nói quen thuộc của nhiều thế hệ khán giả. Đến nay, nhiều nhạc hiệu chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh, thính giả vẫn được nghe lời xướng của nghệ sĩ Tuyết Mai.
NSND Tuyết Mai và đồng nghiệp tại phòng thu khi còn công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Ảnh tư liệu
NSND Tuyết Mai và đồng nghiệp tại phòng thu khi còn công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Ảnh tư liệu

Giọng đọc trở thành thương hiệu

NSND Tuyết Mai (tên thật là Bùi Thị Thái) sở hữu giọng đọc êm ái, chuẩn mực tiếng Việt, âm sắc đầy biểu cảm và tròn vành rõ chữ. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1976, NSND Tuyết Mai chính là người đọc lời xướng đầu các chương trình thời sự hay đầu mỗi buổi phát sóng: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” cùng với phát thanh viên Việt Khoa.

NSND Tuyết Mai tham gia cách mạng ngay từ những ngày đầu tháng Tám lịch sử. Khi Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập ngày 7/9/1945, NSND Tuyết Mai đã có mặt trong những buổi ghi âm trực tiếp những bài hát cách mạng rực lửa, phát sóng nơi Đài “tạm trú” ở một ngôi nhà trên đường Phạm Ngũ Lão (Hà Nội). 

Hòa bình lập lại trên miền Bắc, Đài Tiếng nói Việt Nam từ chiến khu trở về đóng đô ở 58 phố Quán Sứ, Hà Nội. Cảm nhận tài năng không phát triển bằng con đường ca hát, NSND Tuyết Mai xin chuyển sang làm phát thanh viên. Và từ mùa Xuân 1958, giọng đọc Tuyết Mai xuất hiện trên sóng. Ngay từ buổi đầu, người nghe đài đã cảm mến giọng nữ trung mượt mà, êm ái. Không chỉ tròn vành rõ chữ mà hết sức chuẩn mực tiếng Việt xứ Bắc, âm sắc thanh thoát đầy biểu cảm. Thính giả mọi miền đất nước nhiều thập niên qua vẫn cho rằng, giọng nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thị Tuyết và phát thanh viên Tuyết Mai là đặc sắc hơn cả.

Không được đào tạo phát thanh viên, chỉ là tự học nhưng khi nói đến NSND Tuyết Mai, rất nhiều người đồng ý rằng NSND Tuyết Mai đã khai mở cho lối đọc biểu cảm, một lối đọc văn chương cho các thế hệ phát thanh viên sau này. Là một giọng đọc văn nghệ hiếm có nhưng khi văn nghệ, khi chính luận – hai thể loại rất đối lập, rất khó thể hiện qua một giọng đọc, được xử lý một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn qua giọng đọc của Tuyết Mai.

Giọng đọc đặt biệt của NSND Tuyết Mai không chỉ do trời phú mà còn là thành quả của một quá trình khổ luyện kiên nhẫn, miệt mài hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Sớm sớm, ngoài luyện tập thể dục, NSND Tuyết Mai còn dành nhiều thời gian để luyện thanh, luyện giọng trước khi tới Đài.
Nhờ đó, thời chống Mỹ, trong các buổi phát thanh thời sự, chính luận, cùng với các giọng nam như: Việt Khoa, Kiên Cường, Nguyễn Thơ, Trần Phương..., giọng đọc Tuyết Mai đã làm nức lòng đồng bào, chiến sĩ cả nước. Rồi những buổi “Đọc truyện đêm khuya”, tiết mục “Tiếng thơ”, chương trình “Dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc” phát trên làn sóng điện vào những buổi chiều về, đêm xuống. Từ Thủ đô, đến những cánh rừng không tên suốt dải Trường Sơn dằng dặc, các tỉnh thành miền Bắc, các miền hải đảo xa xôi, những vùng hẻo lánh... đã biết bao nhiêu người lặng nghe giọng Tuyết Mai từ chiếc máy thu thanh bán dẫn như tiếng của người bạn tâm tình, gần gũi thân thương. 
Hện nay, nhiều nhạc hiệu trong các chương trình của Đài vẫn sử dụng lời xướng của bà như chương trình “Văn nghệ”, tiết mục “Tiếng thơ,” “Sân khấu truyền thanh”, “Đọc truyện đêm khuya” hàng đêm.
Tiếng hoạ mi ngập ngừng đã tắt hẳn

Ham học hỏi, luôn luôn cầu thị là một tố chất rất đáng quý ở NSND Tuyết Mai. Có lần đọc một bài tìm hiểu nghệ thuật chèo, bà vô tình đọc “chiếng chèo”, thành “chiếu chèo”. NSƯT Vũ Hà kể lại kỷ niệm: Tôi ra hiệu ngưng lại, vào phòng thu giải thích ý nghĩa khác nhau của từ “chiếng” và từ “chiếu”. Bà cười thành thật bảo chưa hay biết gì về “chiếng chèo” nên đã nhầm lẫn, xin đọc lại cho chính xác. Sự ham học, ham đọc của NSND Tuyết Mai luôn bền bỉ.

Theo NSƯT Hà Phương, vào cuối một buổi ghi hình, trước khi đóng máy có hỏi: “Chị Tuyết Mai ơi, sao cả đời nghề, lúc nào chị đọc cũng hay như thế?”. Bà phát thanh viên gạo cội lúc đó đã 87 tuổi, nói đơn giản đến lạ lùng: “Mình đọc trên đài là đọc cho bạn mình nghe, cho dân mình nghe thì phải đọc sao cho họ thích chứ”. 

NSND Tuyết Mai, giọng đọc huyền thoại của Đài Tiếng nói Việt Nam đã qua đời vào 22 giờ 12 phút ngày 5/3. Theo thông tin từ gia đình NSND Tuyết Mai, tang lễ được tổ chức từ 7 giờ ngày 10/3/2022 tại nhà riêng ở Hà Nội. Sau đó, thi hài cố NSND Tuyết Mai được hỏa táng cùng ngày tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển. Lễ an táng diễn ra vào lúc 11 giờ ngày 18/3/2022 tại Nghĩa trang xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Năm 2017 sức khỏe của NSND Tuyết Mại sút giảm, NSƯT Hà Phương kể, cuối tháng 5/2017 cùng các phát thanh viên đến thăm gia đình NSND Tuyết Mai. Có lẽ vì yêu các đồng nghiệp hàng con cháu, lại như được lớp trẻ tiếp sức, bà lão chịu cho đỡ dậy và gắng gượng ngồi tựa thành ghế. Tấm lưng đã còng lắm nhưng muốn vui lòng đám trẻ, thỉnh thoảng lại gật đầu ra vẻ hiểu câu chuyện. Hải Yến bắt chước đọc câu “Mời các bạn nghe buổi đọc truyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam” đến 2, 3 lần, bà chỉ tay ra hiệu tạm được. Phượng Minh nắm chặt bàn tay nhăn nheo, gầy guộc, nói: “Năm nay bà mới 92 tuổi, chúng cháu tin bà sẽ vượt mốc tuổi 100 đấy ạ”. Bà nghệ sĩ già lặng im, người lả dần.

NSƯT Phan Phúc ra tiễn vẫn ngần ngại “Nhà chật quá chẳng đủ chỗ. Anh và các cháu thông cảm nhé.” Tiếng họa mi ban nãy hót ngập ngừng giờ tắt hẳn, trả lại sự vắng lặng cho ngôi nhà cổ số 5 đầu đường Trần Phú, ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm.Tuy nhiên, Với bao thế hệ thính giả, giọng nói ấy còn mãi trong niềm thương, nỗi nhớ.

(0) Bình luận
  • "Người Hà Nội" đã và đang làm tốt sứ mệnh lan tỏa văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến
    "Người Hà Nội" sẽ mừng "sinh nhật" tuổi 40 vào ngày 8/5/2025. Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Người Hà Nội đã có được một “hệ thống” cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở nhiều lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, lý luận phê bình;… các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu Thủ đô và cả nước.
  • PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “Người Hà Nội ” luôn giữ được “chất” Hà Nội
    PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn là một cộng tác viên có nhiều bài viết chất lượng đăng trên Người Hà Nội, từ những ngày đầu nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. “Đọc Người Hà Nội, người ta thấy được cái "chất" Hà Nội, thấy được những tâm tư, tình cảm của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ tài năng và những câu chuyện, vấn đề của Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, chia sẻ.
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
  • Văn học trong thời đại số - Những cơ hội và thách thức
    Vai trò không thể thay thế của văn học trong việc phản ánh đời sống và truyền tải giá trị nhân văn, đặc biệt trong bối cảnh thời đại số.
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: 6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường khi tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã
    Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội. Theo đó, Thành ủy Hà Nội nêu rõ 6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường (mới).
  • Không để tiếp tục chậm trễ trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
    Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện hỏa tốc tới các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ.
Đừng bỏ lỡ
Nhớ giọng đọc huyền thoại của NSND Tuyết Mai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO