Tác giả - tác phẩm

“Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình

Quỳnh Chi 10:14 13/05/2025

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.

Gần 200 trang sách, với 21 bài ký được tuyển chọn công phu, mở ra cho độc giả một thế giới sinh động, thấm đẫm mồ hôi, ý chí và lòng tự hào của người lính trong thời bình. Ở đó, không còn tiếng súng bom nhưng có sự khắc nghiệt thầm lặng của huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, bám trụ nơi biên giới, hải đảo… Những công việc bình dị mà lớn lao, thường nhật mà phi thường, tựa như những nốt nhạc bền bỉ, hợp thành bản tráng ca của cuộc sống quân ngũ hôm nay.

linh-thoi-binh.jpg
Cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng vừa ra mắt bạn đọc. (Ảnh: NVCC).

PGS.TS, Đại tá, nhà văn Nguyễn Thanh Tú – nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội – sau khi đọc xong cuốn sách đã viết lời tựa và nhận xét rằng: “Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng viết về người lính và những bức tranh sinh động đang diễn ra quanh cuộc sống quân ngũ. Những mảng hiện thực mới mẻ ấy được anh chắt lọc, đưa lên trang văn tươi rói, chân thực như chính hơi thở cuộc đời”.

Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng hiện công tác tại Báo Quân đội nhân dân. Anh theo đuổi phong cách viết giản dị, chân thực và giàu chi tiết, hình ảnh với ngôn ngữ thể hiện mang màu sắc chất lính rõ nét. Anh đã xuất bản 3 tập ký gồm Mãi lá trung quân (Nhà xuất bản Văn học, năm 2024); Chân dung lính thời bình (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2004) và Lính thời bình (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, năm 2025). Đầu năm 2025, tập kí Mãi lá trung quân của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng đã được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao chứng nhận “thể hiện xuất sắc chủ đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024”.

Từ những chuyến đi thực tế tới đơn vị, những ngày tháng bám thao trường, bám công trường, bám bản làng heo hút, tác giả đã gom góp từng chi tiết sống động, từng cảm xúc nguyên sơ nhất, để rồi chuyển hóa thành những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình.

Chất lính thấm đẫm trong từng câu chữ. Đọc bài “Cuộc hành quân màu lửa”, ta cảm nhận rõ sức mạnh lan tỏa của những chương trình tình nguyện như “Xuân Biên giới”, “Mùa hè xanh”, “Mùa đông ấm”… Những chiến sĩ trẻ vượt núi, băng đèo mang theo không chỉ quà Tết, áo ấm, sách vở cho đồng bào vùng cao mà còn mang cả lòng nhân ái, tình yêu thương, sự sẻ chia lặng thầm – như những đợt sóng âm thầm xô bờ, làm ấm lòng bao phận người trong giá lạnh.

tac-gia-b.png
Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng tác nghiệp tại Cảng Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: NVCC).

Trong bài “Chất thép trong lòng biển”, tác giả đưa người đọc lặn sâu xuống lòng đại dương, cùng sống những ngày khắc nghiệt với thủy thủ Lữ đoàn 189 - Quân chủng Hải quân. Trên những chiếc tàu ngầm Kilo 636 hiện đại, kỷ luật thép và ý chí thép tôi luyện những người lính biển thành những chiến binh can trường, thầm lặng giữ gìn chủ quyền thiêng liêng nơi trùng khơi.

Không chỉ vậy, ở những bài ký như “Phía sau những giọt mồ hôi”, hình ảnh những chiến sĩ xe tăng lặng lẽ tập luyện, làm chủ những cỗ máy hàng chục tấn nặng nề như điều khiển những chú ngựa thuần thục, gợi lên sự ngưỡng mộ và kính trọng sâu sắc. Mồ hôi đẫm áo trên thao trường hôm nay chính là đổi lấy hòa bình và sự vững bền cho ngày mai.

Đặc biệt, khi đọc “Dưới chân Cột mốc 800”, độc giả sẽ cảm nhận rõ sự gian truân và lòng quả cảm của những chiến sĩ biên phòng. Chỉ một chi tiết: để tới được đồn Biên phòng Ngọc Côn (Cao Bằng) phải mất năm tiếng đồng hồ băng rừng, lội suối, trèo đèo dốc dựng đứng – đã đủ để thấy, giữ gìn từng tấc đất biên cương đâu chỉ là khẩu hiệu, mà là sự hy sinh bền bỉ, thầm lặng.

Một trong những điểm sáng của cuốn sách chính là chùm bài về ngành tình báo chiến lược quốc phòng. Trong đó, câu chuyện về Tiểu đoàn Trinh sát kỹ thuật 35 (nay là Trung đoàn 75, Tổng cục II) – đơn vị từng bí mật tổ chức lực lượng vượt sông Bến Hải thâm nhập vùng địch để thu thập thông tin chiến lược – như một bản anh hùng ca thầm lặng. Có những chiến sĩ cả tháng trời ăn rau rừng, chịu đói khát, tắm sương, gội gió, bám sóng địch, chỉ bằng vô tuyến đã “gọi hàng” 400 tên địch. Những chiến công ấy không chỉ được viết bằng mưu trí mà còn bằng máu, bằng lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc.

Tác giả Nguyễn Mạnh Thắng, bằng vốn sống quân ngũ dày dạn, vốn nghề báo giàu đam mê, đã dệt nên một tấm thảm đầy màu sắc và âm hưởng, nơi đó mỗi chiến sĩ, mỗi nhiệm vụ đều tỏa sáng vẻ đẹp riêng. Các bài viết trong tập sách không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn như những tư liệu quý, hữu ích cho bạn đọc trẻ, cho những ai đang ước mơ khoác lên mình màu áo lính, hay cho các học viên chuẩn bị bước vào môi trường quân đội.

Ba mươi năm gắn bó với màu áo lính, trong đó có hơn 10 năm làm báo, Nguyễn Mạnh Thắng đã chọn cho mình một lối đi riêng: viết về những điều bình dị, chân thực mà đầy kiêu hãnh của đời lính thời bình. Anh không khoa trương, không tô vẽ; mỗi câu chữ đều như được gạn lọc từ mồ hôi, nhịp tim, hơi thở của những tháng ngày lặng thầm cống hiến.

Cuốn sách “Lính thời bình” nối tiếp thành công của “Mãi lá trung quân” (2024) – tác phẩm đã được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao chứng nhận xuất sắc về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nay, với “Lính thời bình”, tác giả Nguyễn Mạnh Thắng một lần nữa khẳng định rằng: người lính – dù thời chiến hay thời bình – vẫn luôn là hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất trong lòng dân tộc.

Gấp lại những trang sách, âm hưởng của những “khúc ca không lời” vẫn ngân vang đâu đó trong lòng người đọc – như một bản nhạc ngợi ca lòng trung kiên, sự bền bỉ, lòng yêu nước thiết tha mà người lính Việt Nam đã, đang và sẽ mãi mang trong tim mình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
  • PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
    PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, người sáng lập và chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony đã qua đời vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày. Ông hưởng thọ 84 tuổi.
  • “Cuốn sách Hoang dã” – hành trình kỳ diệu trong thế giới sách
    Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mexico, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ra mắt bạn đọc tác phẩm “Cuốn sách Hoang dã” của nhà văn Mexico Juan Villoro. Tác phẩm được đánh giá cao không chỉ ở nội dung giàu trí tưởng tượng mà còn ở thông điệp sâu sắc về tình yêu sách và sức mạnh của việc đọc.
  • Nhà văn hóa Hữu Ngọc qua đời
    Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Hữu Ngọc, sinh năm 1918 tại phố Hàng Gai, Hà Nội, và quê gốc ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Với nền tảng học vấn vững vàng và tài năng nghiên cứu xuất sắc, ông được biết đến là một nhà nghiên cứu uyên bác, thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Pháp, Anh, Đức, và có khả năng đọc hiểu chữ Hán.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • Không để tiếp tục chậm trễ trong phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
    Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện hỏa tốc tới các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ.
  • Phép màu Phaco: Thắp ánh sáng cho đôi mắt mờ đục tuổi U90
    Người xưa thường nói "mắt mờ, chân chậm" là lẽ tự nhiên của tuổi già. Nhưng với y học hiện đại, ngay cả ở tuổi 80, 90, ánh sáng vẫn có thể trở lại, mang theo niềm vui sống mới khi đục thủy tinh thể được điều trị đúng cách.
Đừng bỏ lỡ
“Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO