Nhiếp ảnh

Triển lãm "Hà Nội ơi" - Lời tri ân gửi đến Thủ đô yêu dấu qua 35 bức ảnh

Việt Thương 15:54 09/05/2025

Tại triển lãm, người xem sẽ bước vào một cuộc dạo chơi xuyên thời gian và không gian: từ ngõ nhỏ quanh co tới mặt hồ phẳng lặng, từ bãi bồi sông Hồng ra nơi “phố cũ rêu phong”, chấm phá những giây phút lặng lẽ giữa nhịp sống hối hả...

sa-ung-mu-cng-1-te-e-ut-a-em-li-uch-tre-en-ca-e-cu-long-bie-en-2004-nguye-e-an-hu-au-ba-eo-3287-2618.jpeg
Tác phẩm của Nguyễn Hữu Bảo

Triển lãm Hà Nội ơi được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên tại Hanoi Studio Gallery. Triển lãm là lời tri ân gửi đến Thủ đô yêu dấu qua 35 bức ảnh, đồng thời hé lộ một phần cuốn sách dày hơn 200 trang với đầy ắp những khung cảnh đặc trưng, nơi chốn bình dị, duyên dáng của thành phố ngàn năm tuổi.

Trải dài từ thời bao cấp cho tới hiện tại, những bức ảnh trong triển lãm mang tới loạt góc nhìn hài hòa trong đa dạng của chín nhiếp ảnh gia người Việt và quốc tế: William E. Crawford, Nguyễn Hữu Bảo, Nicolas Cornet, Hoài Linh, Đồng Hiếu, Lê Anh Dũng, Lê Xuân Phong, Ngô Lâm Thanh và Vũ Khôi Nguyên.

Tại triển lãm, người xem sẽ bước vào một cuộc dạo chơi xuyên thời gian và không gian: từ ngõ nhỏ quanh co tới mặt hồ phẳng lặng, từ bãi bồi sông Hồng ra nơi “phố cũ rêu phong”, chấm phá những giây phút lặng lẽ giữa nhịp sống hối hả hay dành ưu ái cho nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.

Ký ức và kỷ niệm hòa quyện cùng hơi thở đương đại, khắc hoạ sinh động trải nghiệm của nhiều thế hệ người Hà Nội – những người vẫn đang mưu sinh, gắn bó và bồi đắp thành phố của mình.

Trong cuốn sách Hà Nội ơi, mỗi nhiếp ảnh gia chia sẻ loạt ảnh tiêu biểu nhất của họ về Hà Nội. Phạm Hải Anh, tác giả phần lời trong sách, cũng đề xuất một loạt từ khóa nhằm thể hiện tinh thần của Thủ đô.

Những từ khóa này đóng vai trò như các chủ đề gợi ý, giúp mỗi tác giả có thể định hướng khi lục lại kho lưu trữ hoặc sáng tác hình ảnh mới. Đi tìm cái đẹp là tinh thần chủ đạo, nhưng không phải đích đến duy nhất.

Vượt lên tường thuật đơn thuần, triển lãm tìm kiếm những lối rẽ bất ngờ, dẫn dắt người xem qua các câu chuyện lắng đọng trong khoảnh khắc. Đó là những khung hình có sức mạnh gợi nhắc nơi chốn quen thuộc hay ký ức tập thể – một dạng lịch sử bằng hình ảnh gắn liền với đời sống thường nhật của cư dân Thủ đô, những người mà cuốn sách và triển lãm Hà Nội Ơi xin trân trọng dành tặng.

Triển lãm nhiếp ảnh Hà Nội ơi mở cửa từ ngày 10-18/05/2025 tại 23-25 Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khởi động cuộc thi UOB Painting of the Year năm thứ ba tại Việt Nam
    Cuộc thi UOB Painting of the Year – một trong những sự kiện mỹ thuật uy tín hàng đầu Đông Nam Á vừa chính thức bước vào mùa giải thứ ba tại Việt Nam. Đây là cuộc thi nghệ thuật thường niên lâu đời nhất tại Singapore, do Ngân hàng UOB khởi xướng từ năm 1982 nhằm phát hiện và tôn vinh các tài năng nghệ thuật trong khu vực.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 209 Đảng viên thị xã Sơn Tây được nhận Huy hiệu Đảng
    Sáng 9/5, trong không khí phấn khởi cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 56 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2025), Đảng bộ thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 209 đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
  • [Video] Bản hòa âm Người Hà Nội
    40 năm là một hành trình mà tờ báo – tạp chí Người Hà Nội mang đậm bản sắc văn học nghệ thuật Thủ đô đã đi qua, và đang nỗ lực sáng tạo, không ngừng để định vị thương hiệu, hòa vào dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam bước tới kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 40 năm qua, những giai điệu tự hào của Báo Người Hà Nội, nay là Tạp chí Người Hà Nội đã ngân vang, tạo niềm cảm hứng bất tận để các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đồng lòng, chung sức xây dựng ngôi nhà mang tên Người Hà Nội giàu bản
  • [Podcast] Đền Kim Liên – Trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa
    Giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và nhịp sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, có một nơi tưởng như tách biệt hẳn với không gian hiện đại: một cánh cổng tam quan cổ kính, rêu phong; một mái đền cong vút trong bóng cây; và một bầu không khí trầm mặc hiếm hoi còn sót lại trong lòng Hà Nội. Đó là Đền Kim Liên – một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn Nam thiêng liêng của kinh thành xưa. Đền Kim Liên ẩn mình sau một con phố sầm uất, nhưng lại chứa đựng một phần hồn cốt rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Hà Nội: Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
    UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1779/UBND-KT ngày 6/5 về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.
Triển lãm "Hà Nội ơi" - Lời tri ân gửi đến Thủ đô yêu dấu qua 35 bức ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO