Đời sống văn hóa

Nhìn lại một chặng đường

Thanh Bình 06:53 30/05/2023

Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/06/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới tính đến nay đã tròn 15 năm. Nhìn lại chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cũng là để nhìn lại những nỗ lực cố gắng của Ban chấp hành qua các kỳ Đại hội; sự cống hiến, tâm huyết và những sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô với trên 4000 hội viên đến từ 9 hội chuyên ngành. Người Hà Nội ghi lại những chia sẻ, đánh giá, cũng như trăn trở của một số hội viên các hội chuyên ngành về hành trình đồng hành cùng Nghị quyết này.

Họa sĩ Khánh Châm (Hội Mỹ thuật Hà Nội)

Những nét nổi bật của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, nhất là qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) là đội ngũ văn nghệ sĩ ngày một đông đảo và chất lượng, với trên 4000 người ở 9 hội chuyên ngành, bao gồm nhiều thế hệ. Một đội ngũ văn nghệ sĩ tài hoa và tâm huyết gắn bó với Thủ đô, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nhất trí về chính trị, tư tưởng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thấm nhuần với văn hóa dân tộc, văn hóa Tràng An, xứ Đoài cổ kính và thanh lịch, không ngừng đổi mới, sáng tạo để cống hiến có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hiến đất kinh kỳ Thăng Long hơn một nghìn năm tuổi.

15 năm qua, văn học nghệ thuật Thủ đô đã không ngừng đổi mới, luôn bám sát hiện thực sôi động của thành phố, cổ vũ kịp thời những nhân tố mới, thành tựu mới. Văn học nghệ thuật tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng, xu hướng chuyên nghiệp hoá ngày càng được chú trọng và đề cao, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của Thủ đô và đất nước.

Nhà báo Đinh Mạnh Cường (Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội)

Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội đã quán triệt, thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về VHNT. Hội luôn duy trì bầu không khí dân chủ, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, văn hóa, làm nên nhiều kết quả trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình, xây dựng và phát triển đội ngũ nghệ sĩ, giao lưu, hợp tác, xây dựng và phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng…
Với tinh thần đổi mới, dân chủ, đoàn kết, sáng tạo, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo các chương trình hành động của thành phố nhằm tập trung sức vào việc xây dựng chủ thể sáng tạo là con người Hà Nội hiện đại phải đạt tiêu chí Thanh lịch - Văn minh. Những yêu cầu đó đã thúc đẩy các nghệ sĩ múa Hà Nội sáng tạo có định hướng, có tính thẩm mỹ cao hơn, có nội dung và hình thức nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa của công chúng, có tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

mua-co-ran-lot-tuyet-minh.jpg
Biểu diễn múa rắn lột - Ảnh: Tuyết Minh

Điểm nhấn trong các hoạt động chuyên môn của Hội đó là chương trình dài hơi Sưu tầm, phục hồi và biểu diễn múa cổ truyền; Thi sáng tác tác phẩm Múa về đề tài “Thăng Long - Hà Nội” và biểu diễn phục vụ kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô; Tổ chức thi Tìm kiếm và sáng tác Điệu nhảy Việt Nam; Thi biểu diễn “Tài năng múa thiếu niên, nhi đồng”; Nghiên cứu, lý luận, tuyên truyền, xuất bản, hội thảo và quảng bá múa Cổ truyền…

Tác giả Lê Quý Hiền (Hội Sân khấu Hà Nội)

Nghị quyết 23 đã nâng cao nhận thức của đội ngũ văn nghệ sĩ và các nhà quản lý, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực cho phát triển văn học nghệ thuật. Trong 15 năm ấy có không ít khó khăn song đội ngũ sân khấu cũng như văn nghệ sĩ Thủ đô vẫn kiên cường và linh hoạt, sáng tạo để vượt qua và tồn tại. Rất nhiều vở diễn sân khấu được đánh giá cao qua các kỳ Liên hoan sân khấu Quốc gia của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Liên hoan Sân khấu Quốc tế, Liên hoan Sân khấu Thủ đô của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam hay Liên hoan Sân khấu do Bộ Công an tổ chức. Đặc biệt, sự xuất hiện của Sân khấu Lệ Ngọc là một hiện tượng mới với kịch mục 2-3 vở diễn/ năm bằng kinh phí xã hội hóa. Hoặc Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng bắt đầu lấy lại phong độ của đơn vị giữ kỷ lục số suất diễn trong năm…

Những thành tựu trong 15 năm qua khó có thể liệt kê ra hết. Tuy nhiên, công chúng vẫn mong sân khấu Thủ đô có nhiều hơn những vở diễn nóng bỏng về hôm nay, nói những điều dân nghĩ, dân mong một cách nghệ thuật mà không phải là dạng sân khấu thời sự… Hằng năm, Hội đồng Nghệ thuật của Thành phố cần xét chọn tác giả, tác phẩm, đơn vị sân khấu để trao giải cho các tác phẩm đặt hàng hay tự chủ với tiêu chí công tâm, đặt chất lượng tác phẩm lên hàng đầu, không nể nang, dễ dãi. Nên chăng có giải thưởng hàng năm mang tên danh nhân hay địa danh nổi tiếng của đất Hà Thành? Thành phố cũng nên đứng ra tổ chức và kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho sân khấu nói riêng và VHNT nói chung nhiều hơn như bên thể thao…

1.-san-khau-le-ngoc.jpg
Một cảnh trong vở diễn "Làm vua" của Sân khấu Lệ Ngọc.

Hà Nội là Thủ đô cả nước, Sân khấu Thủ đô thuận hơn nhiều địa phương khác có nhiều lợi thế để phát triển, góp sức đưa Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu cả nước. Để sự chuyển động của sân khấu Thủ đô tiếp tục phát triển rực rỡ hơn, thiết nghĩ, bên cạnh với những cơ chế, chính sách khuyến khích, các đơn vị và người hoạt động nghệ thuật cần mạnh dạn đổi mới, có những đột phá cần thiết để sân khấu Thủ đô phát triển, hiện thực hóa được những mục tiêu đề ra.

NSNA Vũ Đức Tân (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)

Đời sống VHNT Thủ đô từ khi Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị ra đời đã có nhiều đổi mới. Một trong những nét đổi mới đó là việc đã hình thành thị trường văn hóa thị giác trong cả nước và riêng với Thủ đô ta. Trong hoạt động văn học nghệ thuật của thành phố, tôi hết sức ấn tượng với hoạt động nhiều năm qua của Hội đồng nghệ thuật thành phố. Phần lớn các hoạt động triển lãm, biểu diễn, công bố các tác phẩm tạo hình thường được diễn ra suôn sẻ và không có điều tiếng gì lớn. Có rất nhiều triển lãm vui tạo ra sự đa dạng. Tuy nhiên, cũng phải nói thật lòng rằng những tác giả thật sự lớn, thực sự có tầm cỡ mới về tạo hình cũng không thấy xuất hiện trong những năm qua.

Trước khi có Nghị quyết 23-NQ/TW, chúng ta đã bắt đầu chú ý hơn vào công tác lý luận phê bình nhưng phải sau Nghị quyết thì hoạt động này mới dần dần có quy mô và tổ chức tốt, gắn liền hơn với thực tiễn của văn nghệ. Trong các Hội văn học nghệ thuật, lực lượng lý luận phê bình không phải lúc nào cũng được đánh giá đúng. Việc trao đổi có tính học thuật về văn nghệ thường ít được diễn ra và ít có tác dụng tích cực với phong trào. Sự khen chê theo cảm tính hoặc tư tưởng dĩ hòa vi quý biến công tác phê bình thành sự giới thiệu nhạt nhẽo và nhàm chán. Giai đoạn sau này tính phản biện dần được đề cao và lý luận phê bình dần trở lại đúng vị trí của nó như một quá trình tự ý thức của văn nghệ. Việc chú trọng tới học thuật trong văn nghệ sẽ giúp cho sự chín muồi của những tài năng góp phần nâng cao các giá trị của tác phẩm./.

Bài liên quan
  • Hội An: Tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh văn hóa bản địa và nghề thủ công truyền thống
    Nhằm giới thiệu nét văn hóa bản địa đặc trưng, các giá trị mang tính trao truyền của nghề thủ công truyền thống và tôn vinh những sáng tạo của người thợ thủ công, từ ngày 12/5 đến hết ngày 19/5/2023, Hội An tổ chức chuỗi các sự kiện Trại sáng tác “Không gian sáng tạo”, “Nét hoa Nghề lần thứ II” và Phiên chợ “Khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh” với nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Nhìn lại một chặng đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO