Góc nhìn

Nhận thức mới về một đề tài văn học

Thùy Dương 16/09/2023 15:44

Đó là chủ đề của chương trình toạ đàm “Mê cung của ký ức” diễn ra vào tối 15/09/2023 tại không gian văn hoá Montauk, do Linh Lan Books tổ chức.

Những nhận thức mới về một đề tài văn học

Tại buổi tọa đàm, các diễn giả gồm tác giả trinh thám Kim Tam Long - (tác giả của tiểu thuyết Thảm kịch trắng đã tái bản hai lần), tác giả trẻ Đức Anh (tác giả của Tường lửa, Thiên thần mù sương, Đảo bạo bệnh, Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời), Th.S Tâm lý Lại Vũ Kiều Trang cùng các khách mời là những nhà văn trẻ, các câu lạc bộ đọc sách của các trường đại học… đã có những thảo luận sôi nổi.

da1.jpg
Từ trái qua: Các diễn giả - tác giả Đức Anh, Th.S Lại Vũ Kiều Trang, Kim Tam Long tại buổi tọa đàm.

Tâm lý tội ác là một lĩnh vực có sức hấp dẫn với độc giả. Đó là sự tò mò về tại sao một người có thể thực hiện những hành động độc ác, những suy nghĩ và động cơ đằng sau những tội ác đó. Những câu chuyện này thường đặt ra câu hỏi về giới hạn của con người và sự lựa chọn giữa lương tâm và ác độc. Điều này tạo ra một không gian tư duy sâu sắc và thú vị để người đọc suy ngẫm và thảo luận.

Lý giải tại sao góc tối tâm lý của những tên tội phạm lại thu hút bạn đọc văn chương, chuyên gia Lại Vũ Kiều Trang chia sẻ: “Có lẽ ở những diễn biến tinh thần của những kẻ thủ ác, những người có tổn thương tinh thần thường tìm được sự đồng cảm. Ta thường thấy ngành tâm lý tội phạm cũng như văn chương về đề tài này luôn lý giải cặn kẽ những yếu tố đã biến một người bình thường thành đồ tể. Vấn đề đó đến từ gia đình, từ những tổn thương bên trong, gián tiếp hoặc trực tiếp. Chúng ta luôn có nhu cầu về nhận thức. Việc đọc văn học, sách vở nghiên cứu, là một gợi mở về nhận thức với các vấn đề tâm lý”.

da2.jpg
Buổi tọa đàm thu hút đông đảo bạn đọc trẻ tham gia.

Ở khía cạnh sáng tạo văn học, tác giả Kim Tam Long cho rằng dòng sách này có những khía cạnh hấp dẫn nhất định: “Những câu chuyện về tâm lý tội ác thường đặt ra những thách thức về tâm trí và giới hạn của đạo đức. Điều này làm cho độc giả có cơ hội suy ngẫm về những giá trị và nguyên tắc đạo đức của họ. Ở thời của chúng tôi, xã hội đặt ra nhiều chuẩn tắc và chúng tôi phải giữ kẽ rất nhiều. Đề tài như tội ác biến thái, rồi giới tính… dường như là cấm kỵ. Nhưng ngày nay thế hệ trẻ và xã hội nói chung cởi mở rất nhiều. Đó là những vấn đề đời thường, dễ tiếp cận”.

Văn chương giống như… vắc-xin

Tâm lý tội phạm là một ngành khoa học, nhưng ngày nay đã đi vào văn hoá giải trí như một đề tài sáng tác sôi nổi. Lượng bản in, lượng xem các sản phẩm văn hoá liên quan đến đề tài này tăng lên rõ rệt trong thời gian qua.

Tác giả Đức Anh cho rằng: “Mười năm trước chúng ta đọc Hạt giống tâm hồn. Nhưng bây giờ chúng ta đọc Mê cung ký ức. Không phải vì thưởng thức của chúng ta xấu đi, mà văn học về đề tài tâm lý tội phạm là cánh cửa hấp dẫn nhất để đến với tâm lý học, một cách nhẹ nhàng, vui vẻ hơn. Tất nhiên mọi việc có hai mặt, có ý kiến trái chiều, nhưng như một nhà thơ thường nói, văn chương giống như vắc xin. Văn chương “tiêm” vào chúng ta những nhận thức mới về các vấn đề gai góc, để chúng ta không mắc phải trong đời thực”.

da3.png
Những cuốn sách về tâm lý tội phạm bán chạy trong thời gian qua.

Tác giả Triều Dương (Không gì ngoài cơn mưa) đặt câu hỏi: “Vậy nhưng liệu có phải thế giới đang khai thác một cách thái quá đề tài này? Đôi khi họ tô vẽ cho những tên tội phạm một cách quá đáng, thậm chí chọn những diễn viên giỏi, có ngoại hình đẹp để biến chúng thành thần tượng giới trẻ”. Lý giải điều này, tác giả Kim Tam Long cho biết: “Thật ra chúng ta đều có quyền khuyên ai đó không nên đọc quá nhiều bất cứ thể loại văn chương hay điện ảnh nào. Điều quan trọng nhất là tâm thế tiếp cận tác phẩm đó. Nhưng chính những sự phát triển này đã giúp chúng ta hiểu hơn về tội ác, nâng cao được nhận thức về bản thân hơn”.

Giải đáp cho thắc mắc của độc giả Mai Trang (từ Nghệ An) về chuyện tại sao người ta có thể tạo ra những thứ “nghệ thuật” như những bộ phim bị cho là biến thái và bị cấm chiếu ở nhiều quốc gia trên thế giới - tác giả Đức Anh gợi mở: “Nghệ thuật giống một bàn tay khéo, luôn muốn vót nhọn nhất có thể những gì nó cầm nắm được. Điều này đôi khi tạo ra sát thương. Tôi nghĩ đó là sự tự do sáng tạo của nhân loại, rất khó để nói nó đúng hay sai. Còn về mặt thưởng thức, khi nó không đáp ứng được thẩm mỹ của mọi người, nó sẽ tự nhiên bị quên lãng”.

Đến từ CLB đọc sách Đại học Kiểm sát, độc giả Nguyễn Đức Thắng bày tỏ sự thích thú về nội dung của buổi tọa đàm: “Thật là một chương trình thảo luận ấm cúng và ý nghĩa, với một đề tài hóc búa nhưng lại có những ứng dụng ngay trong đời thường”./.

Bài liên quan
  • Sức sống mùa xuân trong văn học trẻ Hà Nội
    Thế hệ trẻ trong văn chương hiện nay đang ở đâu? Các gương mặt trẻ viết văn ở Hà Nội hiện nay có thể kể đến ai? Và đâu là những chuyển động mới trong sáng tác của các cây viết trẻ hiện nay... Đó cũng chính là nội dung của buổi tọa đàm “Sức sống mùa xuân trong văn học trẻ Hà Nội” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức sáng ngày 10/4/2023 tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, số 19 Hàng Buồm, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
  • Nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam được Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định như thế nào?
    Điều 10, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhận thức mới về một đề tài văn học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO