36 phố phường

Nhà hát Hồ Gươm Hà Nội: điểm văn hoá mới của Thủ đô

Ngân Hà (t/h) 19:50 09/08/2023

Nhà hát Hồ Gươm Hà Nội vừa khánh thành được xem như một biểu tượng mới của Thủ đô. Công trình này hứa hẹn sẽ thu hút khách thăm quan, du lịch trong và ngoài nước không chỉ bởi kiến trúc đẹp mắt mà còn bởi những chương trình nghệ thuật đặc sắc.

khah8655-16889024565011021451236.jpg

Địa chỉ Nhà hát Hồ Gươm chính xác là số 40, Phố Hàng Bài, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm. Nhà hát có vị trí hết sức đắc địa khi nằm ngay tại giao điểm của 4 con phố lớn giữa trung tâm Hà Nội, chỉ cách Nhà hát Lớn Hà Nội hơn 1 km. Công trình sẽ là điểm văn hóa mới kết nối các di tích lịch sử, công trình văn hóa, cảnh quan kiến trúc nghìn năm tuổi của Thủ đô, tạo thành một quần thể văn hóa nghệ thuật, giải trí bao quanh hồ Hoàn Kiếm.

Nhà hát Hồ Gươm được hoàn thành "thần tốc" trong thời gian 22 tháng, trong khi các nhà hát quy mô tương tự thường xây dựng từ 4 - 5 năm.

Trước hết về kiến trúc bên ngoài, công trình khiến khách thăm quan choáng ngợp bởi thiết kế độc đáo, sang trọng, hoành tráng theo phong cách tân cổ điển. Nhà hát Hồ Gươm được khởi công từ tháng 10/2021 và chính thức hoàn thành sau 22 tháng thần tốc. 

18b-16889213576981578230098.jpg

Tòa nhà có tất cả sáu tầng nổi, ba tầng hầm, có khán phòng chính siêu rộng với 900 chỗ ngồi, một phòng hòa nhạc nhỏ hơn 500 chỗ cùng các khu vực trưng bày xịn sò, triển lãm nghệ thuật cũng như các công trình phụ trợ khác. Có thể nói, Nhà hát Hồ Gươm Hà Nội là sự giao thoa, kết hợp đầy hoàn hảo giữa sự cổ điển, lịch sử và hiện đại.

khah8642-1688902456876460673972.jpg

Bên ngoài, ấn tượng với du khách nhất có lẽ là 52 cột đá vững chãi, mỗi cột cao 18m, được đưa trực tiếp về từ Tây Ban Nha để lại cảm giác mạnh mẽ, kiên cố. Ngoài ra, các khối mặt kính bao bọc tòa nhà đem đến nguồn ánh sáng tự nhiên, tạo sự thoáng đãng, sang trọng cho bên trong tòa nhà. Phương án chiếu sáng trần sảnh chính nhà hát lấy ý tưởng từ bầu trời đầy sao đêm. Các chi tiết hệ mái sảnh và nội thất mang hoa văn truyền thống như mặt trời, chim hạc, trống đồng Đông Sơn, các nhạc cụ dân tộc...

khah8655-16889024565011021451236.jpg

Chưa dừng lại ở đó, mái sảnh và nội thất đều được chạm khắc họa tiết truyền thống một cách đầy khéo léo, tinh tế như mặt trời, chim hạc, các nhạc cụ dân tộc, trống đồng Đông Sơn, hình ảnh rùa vàng trao kiếm... tạo cảm giác thân thuộc cho khách du lịch Hà Nội. 

nha_hat_ho_guom_ha_noi_10.jpg

Không chỉ kiến trúc bên ngoài, bên trong nhà hát cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ. Công trình chia làm 6 khu chính, riêng biệt. Trong đó, sảnh chính như một bầu trời đêm đầy sao lấp lánh, lung linh. Các phòng khách, phòng VIP, khu nhà phụ trợ đều mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. 

Đặc biệt bức điêu khắc kính Huyền thoại hồ Gươm trên khối kính xanh lục tại sảnh thông với tầng hầm 1 và hầm 2, kết nối cả không gian bằng ánh sáng và hình khối. Không gian khán phòng lớn còn cách điệu hình ảnh bông lúa trong logo lực lượng Công an Nhân dân đầy nghệ thuật.  

nha_hat_ho_guom_ha_noi_5.jpg

Các bậc tam cấp lối vào sảnh được trang trí hệ thống đèn led rực rỡ, sang trọng. Thiết kế gỗ màu trầm mang đến cảm giác ấm cúng, trang nhã. Với 2 khán phòng sức chứa hàng trăm người sẽ là sân khấu trình diễn hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, đáp ứng mọi nhu cầu về mặt biểu diễn của khán giả, từ ba lê, giao hưởng tới nhạc truyền thống Việt Nam... 

Các thiết bị âm thanh của Nhà hát Hồ Gươm đều được đặt hàng riêng tương thích với thiết kế nhà hát, tuân thủ những tiêu chuẩn cao cấp, hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà hát có chung đơn vị thi công âm thanh, ánh sáng với nhà hát Metropolitan Opera (New York, Mỹ), một trong 10 nhà hát nổi tiếng nhất thế giới. Nhà hát cũng có cùng nhà cung cấp thiết bị âm thanh với các sân khấu Broadway.

khah8598-16889024540241769862026.jpg

Hệ thống âm thanh Constellation với loa sử dụng micro cảm biến cho phép điều chỉnh các đặc tính vang, thời gian vang tại một địa điểm và phân phối âm thanh đều khắp khán phòng, tạo ra trải nghiệm âm thanh tự nhiên ở mọi chỗ ngồi. Đây cũng là công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay. "Nhà hát Hồ Gươm là nhà hát đầu tiên tại Việt Nam cung cấp loại máy móc thiết bị rạp hát đạt tiêu chuẩn quốc tế và chất lượng cao cho cả âm học tự nhiên và khuếch đại", đại diện đơn vị tư vấn thiết kế Delhom Acoustic cho biết.

khah8492-16889024561242058861951.jpg

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói: "Sau Nhà hát Lớn, 100 năm qua, chúng ta mới thấy một nhà hát vừa hiện đại vừa cổ điển, vừa ghi dấu ấn lịch sử Việt Nam, lại vừa kể được câu chuyện của hiện tại. Giống như một gạch nối từ quá khứ tới hiện tại và tới tương lai, chúng ta có quyền hy vọng rằng Nhà hát Hồ Gươm sẽ trở thành một di sản cho đời sau, giống như cách mà thánh đường nghệ thuật Nhà hát Lớn đã ghi dấu ấn trong lòng Hà Nội".

Nhà hát Hồ Gươm sẽ là nơi diễn ra các chương trình văn hóa, chính trị, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, TP Hà Nội; là nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật cấp cao phục vụ đối nội, đối ngoại; các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội lớn... 

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • Chuyện cùng em về Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chuyện cùng em về Hà Nội của tác giả Chử Văn Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Di sản công nghiệp - tài sản lớn trong kiến thiết đô thị Hà Nội
    Sau khi Thủ đô giải phóng, năm 1958, miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Và để xây dựng cơ sở vật chất của thời kỳ quá độ, nhà nước đã chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”. Từ năm này đến cuối năm 1964 khi Mỹ bắt đầu ném bom, cả miền Bắc là đại công trường nhộn nhịp.
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh: Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam
    Trong những năm qua, diện mạo huyện Mê Linh (Hà Nội) không ngừng đổi thay theo hướng văn minh hiện đại, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hạ tầng đô thị, nông thôn trên địa bàn huyện từng bước đổi thay, mang vóc dáng của đô thị. Góp phần chung vào thành công đó, không thể không kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên, phụ nữ huyện.
  • Công đoàn viên chức TP Hà Nội tổng kết đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đợt thi đua cao điểm đã lan tỏa, tạo dấu ấn tích cực; nhiều hoạt động ý nghĩa đã được triển khai, mang đến không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên Công đoàn hưởng ứng.
Đừng bỏ lỡ
Nhà hát Hồ Gươm Hà Nội: điểm văn hoá mới của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO