36 phố phường

Trà sen Tây Hồ - Thức uống thanh tao của mảnh đất Hà thành

Ngân Hà (t/h) 10:29 27/07/2023

Bất cứ du khách nào khi ghé thăm Hà Nội đều nên một lần thưởng thức hương vị của trà sen Tây Hồ. Không chỉ đơn thuần là một thức uống mà trà sen còn được ví như một nét văn hóa đặc trưng của con người nơi đây. Bởi vậy, thưởng trà không chỉ là nếm thử hương vị mà còn là cả quá trình cảm nhận những gì tinh hoa nhất trong đó.

tra-sen-tay-ho-1_1673621695.jpg
Trà sen Tây Hồ - đặc sản tinh túy của Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm)

Từ xưa tới nay, trà sen Tây Hồ luôn nằm trong danh sách đặc sản được du khách yêu thích khi du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch miền Bắc nói chung. Trà sen hồ Tây Hà Nội được chế biến kỳ công để đảm bảo giữ trọn vẹn hương vị trà truyền thống đặc trưng của đất kinh kỳ.

Không phải ngẫu nhiên, trà sen Tây Hồ được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”, thức uống này có hương vị thanh tao, không quá nồng nàn mà vô cùng thơm mát và dễ chịu. Hương vị của trà sen Hồ Tây là sự hòa quyện từ vị đậm đà của chè xanh Thái Nguyên - Loại trà nổi tiếng trong giới thưởng trà, cùng với hoa sen trăm cánh bách diệp Tây Hồ. Vị sen hòa quyện với vị trà, khi pha ra có hương thơm ngào ngạt và thanh mát từ sen, thêm ít vị chát và ngọt hậu của trà xanh khiến bao người phải lưu luyến. 

tra_sen_tay_ho_8.jpg
Trà sen Tây Hồ toát lên hương thơm ngát của trà và hoa sen. Ảnh: trà hoa sen

Từ xa xưa, trà sen Hồ Tây đã được biết đến như một loại thức uống thượng phẩm tiến vua và là quốc ẩm dân tộc. Nó chứa đựng những gì tinh túy nhất được chắt lọc từ thiên nhiên để làm nên danh xưng Thiên cổ đệ nhất trà. 

Sở dĩ, trà sen thông thường có thể ướp bằng nhiều loại sen. Nhưng để có được hương thơm đặc trưng cùng vị ngọt đậm mà thanh mát đúng chuẩn của một thượng phẩm thì trà phải được ướp bằng sen Tây Hồ. Bởi lẽ, sen Tây Hồ hội tụ đủ tinh hoa của trời đất, hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất từ sông Hồng. Nhờ đó mà sen phát triển tốt hơn và mang một hương thơm khác hẳn với sen ở những vùng khác.

tra-sen-tay-ho-3_1673621776.jpg
Hoa sen Bách Diệp ở hồ Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Vốn chỉ xuất phát từ nguồn gốc của sen - Trà sen Tây Hồ, nhưng dường như nó đã lồng ghép những gì tinh túy nhất vào cái tên gọi đó. Để mỗi khi nghe nhắc đến trà sen Tây Hồ, người ta sẽ nghĩ ngay tới một thức uống thanh tao mà quý giá của cả một nền văn hóa. 

Trà ngon không chỉ bởi chất lượng của trà, mà còn phụ thuộc vào chính bản thân người thưởng trà. Bởi lẽ, uống trà cũng là một nghệ thuật, và người thưởng trà chính là một nghệ nhân. Do đó, muốn cảm nhận được đầy đủ tinh túy hương vị của đặc sản Tây Hồ này, du khách cần tìm hiểu trước về nghệ thuật thưởng trà. Ông cha ta luôn có câu: “Nhất thủy, nhị trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh” để nói về những yếu tố quan trọng giúp hương vị trà thơm ngon hơn bao giờ hết. 

tra_sen_tay_ho_11.jpg

Trà ướp hoa sen Tây Hồ nhất định phải được pha trong ấm bằng đất nung truyền thống để đảm bảo giữ trọn hương vị. Sau khi tráng nóng ấm bằng nước sôi, người pha sẽ lấy trà ra để riêng vào khay tre chuyên dụng. Tiếp đó, trà được gạt vào ấm và ủ trong khoảng 3 phút để đánh thức hương thơm của trà. Nước dùng để pha trà cần được đun sôi và duy trì ở mức 85 độ C, sau đó sẽ rót từ từ vào trong ấm. 

Từ 30 đến 60 giây là thời gian lý tưởng để hãm trà Tây Hồ. Khi cảm nhận trà đã “chín”, trà sẽ được rót ra chén tống, rồi rót ra chén nhỏ (chén quân), sau đó mới có thể thưởng thức. 

tra-sen-tay-ho-2_1673621745.jpeg
Trà sen Hồ Tây có hương vị vô cùng đặc biệt (Ảnh: Sưu tầm)

Phải thật tinh tế thì người thưởng trà mới có thể cảm nhận hết vị ngon của trà sen Hồ Tây. Trước khi thưởng thức, nên đưa chén trà lên để thấm nhuần mùi thơm của trà. Hương thơm mát của sen đủ để khiến bao người thổn thức, quyện cùng một chút chát nhẹ của trà. Chỉ bấy nhiêu thôi đã làm xao xuyến biết bao tâm hồn thưởng trà rồi. 

Với người thưởng trà thực thụ, thưởng thức trà sen hồ Tây không chỉ đơn giản là uống mà cần cảm nhận bằng cả cái tâm. Du khách khi thưởng trà với một tâm hồn thanh tịnh sẽ cảm nhận được những gì tinh hoa nhất, thanh tao nhất trong nét đẹp văn hóa tại mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến./.

Bài liên quan
  • Mê mẩn món canh cua thanh mát chuẩn vị Hà Nội
    Giữa bao nhiêu món ăn ở khắp bốn phương trời quy tụ về Hà Nội,  bát canh cua vẫn được nhiều người yêu thích lâu bền. Canh riêu cua chan bún, canh cua rau đay mướp hương, canh cua hoa thiên lý… không chỉ là những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, đưa cơm ngày hè mà còn gợi bao thương nhớ đồng quê.
(0) Bình luận
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
  • Ẩm thực làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN
    Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Trà sen Tây Hồ - Thức uống thanh tao của mảnh đất Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO