Người 58 năm "vẽ tranh bằng chỉ"

Ngân Hà| 17/11/2022 17:07

Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Nguyễn Xuân Dục thuộc làng nghề thôn Bình Lăng, (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) được biết đến như một cây đa, cây đề của nghề thêu tay với hành trình 58 năm gắn bó, tâm huyết “vẽ tranh bằng chỉ”.

1.-nnut-nguyen-xuan-duc-miet-mai-lam-viec-ben-khung-tranh-theu-.jpeg
NNƯT Nguyễn Xuân Dục miệt mài làm việc bên khung tranh thêu - Ảnh: Ngân Hà.

Ngọn lửa nghề thêu rực cháy

NNƯT Nguyễn Xuân Dục sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống gần 200 năm làm nghề thêu. Cái nôi ấy đã nuôi dưỡng, giúp ông hình thành nên tình yêu đặc biệt với nghề. Từ năm lên 7, lên 8, nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục đã được cha mẹ cầm tay dạy từng đường kim mũi chỉ, dần trở thành thế hệ thứ 5 tiếp nối nghệ thuật thêu tay của gia đình. Trải qua 58 năm gắn bó, ngoài trình độ tay nghề được thừa hưởng từ cha mẹ, ông Dục luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi thêm từ ngoài xã hội để nâng cao trình độ, phát huy sáng tạo kỹ năng nghề nghiệp.

Khác với dòng tranh thêu máy hay thêu tay đại trà có tuổi thọ ngắn, tranh thêu tay của nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục sở hữu độ bền màu “đi cùng năm tháng” đáng kinh ngạc. Sở dĩ có sự khác biệt ấy là bởi tranh của ông không có thao tác đánh màu hậu kỳ bằng bút dạ hay màu tuýp, hoàn toàn sử dụng chỉ màu thêu nhiều lớp để tạo độ sâu cho mỗi bức tranh.

2.-mot-so-hinh-anh-cac-tac-pham-tranh-theu-cua-nnut-nguyen-xuan-duc-.jpeg
3.-mot-so-hinh-anh-cac-tac-pham-tranh-theu-cua-nnut-nguyen-xuan-duc-.jpeg
4.-mot-so-hinh-anh-cac-tac-pham-tranh-theu-cua-nnut-nguyen-xuan-duc-.jpeg
5.-mot-so-hinh-anh-cac-tac-pham-tranh-theu-cua-nnut-nguyen-xuan-duc-.jpeg
Một số hình ảnh các tác phẩm tranh thêu của NNƯT Nguyễn Xuân Dục - Ảnh: Ngân Hà.

Chia sẻ về bí quyết này, NNƯT Nguyễn Xuân Dục cho biết: “Dòng tranh của gia đình tôi, quê hương tôi có đường đi riêng, có sự mộc mạc, chất phác, thực tế nghề nghiệp của gia đình truyền thống. Chúng tôi thêu tỉ mỉ từng đường kim bằng lòng kiên trì, không chạy đua theo thị trường; không dùng màu tô bên ngoài để thương mại hoá bức tranh, làm cho bức tranh bị mai một, không còn tính chất của tranh truyền thống nữa. Nếu làm vậy, bức tranh sẽ đào thải mình và tự mình làm mất thương hiệu của mình. Nếu máy thêu thêu được 4 - 5 màu thì chúng tôi thêu được đến trăm màu trong một sản phẩm”.

Ngoài sự đặc biệt về kỹ thuật truyền thống, tranh thêu tay của nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục còn chứa đựng nét đẹp rất riêng. Cái hồn, cái tâm, sự tỉ mỉ, cẩn thận của người “vẽ tranh bằng chỉ” đều được toát lên, làm mãn nhãn người “thưởng tranh”. Tranh thêu tay ở cơ sở của ông Dục là tập hợp của nhiều lớp chỉ chồng chéo lên nhau với đặc thù hình khối hội họa tiêu biểu. Một bức tranh thông thường gồm 3 lớp chính: lớp nền, lớp đi nét cơ bản, lớp kỹ thuật. Từng tầng khối, đường nét, bố cục, mảng màu đều vô cùng hài hoà và sắc sảo.

6.tac-pham-tranh-theu-tay-truyen-than-tranh-bac-6.-ho-cua-nnut-nguyen-xuan-duc-(1).jpg
Tác phẩm tranh thêu tay truyền thần – tranh Bác Hồ của NNƯT Nguyễn Xuân Dục - Ảnh: Ngân Hà.

Có những thời điểm khó khăn, 2 vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục phải tự đi xe đạp vào nội thành Hà Nội trả hàng cho từng khách, ngồi bờ hồ ăn bánh mì để chờ đợi hàng về đưa cho thợ làm sản phẩm đầu ra. Những năm dịch covid, gia đình ông Dục cũng phải bù lỗ rất nhiều cho hàng chục người thợ, thế nhưng vợ chồng ông vẫn quyết tâm: “Không có chặng đường nào là dải hoa hồng, nó phải có nhiều sự trăn trở và những bước thăng trầm. Bây giờ bỏ thì mất nghề cha ông, mình bỏ, người khác cũng bỏ thì ai là người kế thừa? Cuối cùng vợ chồng lại chụm đầu, lại quyết tâm chiến đấu để dần dần khôi phục.” – ông Dục tâm sự.

Nghệ nhân nghề thêu cũng cười khà kể rằng, ông đã từng phải đi chỉnh hình xương khớp ở vùng vai bên trái do không đưa được cánh tay ra đằng sau, bởi suốt 58 năm qua, ông chỉ thao tác đưa chỉ lên xuống để thêu tranh.

Năm 2016, gia đình nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục vinh dự được Nhà nước trao tặng Bảng vàng Gia tộc nghề thêu truyền thống Việt Nam. Năm 2020, ông Dục được Nhà nước công nhận và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú đã có nhiều cống hiến trong giữ gìn và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Mới đây nhất, ngày 11/11 vừa qua, Nghệ nhân ưu tú nghề thêu tay Nguyễn Xuân Dục vinh dự nhận được giải Nhì toàn quốc Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổ chức với tác phẩm “Bến thuyền (Vịnh Hạ Long)”.

7.-nnut-nguyen-xuan-duc-vinh-du-nhan-duoc-giai-nhi-toan-quoc-hoi-thi-san-pham-thu-cong-my-nghe-viet-nam-nam-2022(1).jpg
NNƯT Nguyễn Xuân Dục vinh dự nhận được giải Nhì toàn quốc Hội thi Sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức - Ảnh: Ngân Hà.

Trăn trở nỗi lo “lớp trẻ bỏ nghề”

Nói về trăn trở với nghề, nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục đau đáu tâm sự: “Hiện nay trong tình hình công nghiệp hoá, nhiều cụm công nghiệp mở ra trong các làng quê. Người ta đổ xô đi làm ở các khu công nghiệp rất nhiều bởi lương cao, được đóng bảo hiểm. Chúng tôi ngày xưa 7 tuổi được bố mẹ dạy nghề, đó là gia đình truyền thống, còn như các cháu bây giờ, bảo đi học thêu thì không ai học, họ bảo nghề thêu của ông, của bác công thấp lắm, không kiếm ăn được. Vì thế, nếu trước kia có 35 ông chủ trong một thôn thì bây giờ chỉ còn 5 đến 10 người, trước kia có 800 người thêu thì bây giờ chỉ còn đâu đó hơn trăm người…”

8.-nnut-nguyen-xuan-duc-tan-tinh-chi-bao-cho-nguoi-tre-muon-tim-hieu-ve-tranh-theu-tay-.jpeg
NNƯT Nguyễn Xuân Dục tận tình chỉ bảo cho người trẻ muốn tìm hiểu về tranh thêu tay  - Ảnh: Ngân Hà.

Với NNƯT Nguyễn Xuân Dục, chỉ kiên trì và say mê thôi là chưa đủ, ông tâm huyết để sáng tạo, để làm mới, để gìn giữ phát huy nghề nghiệp của mình. Điều quan trọng nhất là trên cương vị một người nghệ nhân ưu tú, ông Dục luôn muốn truyền lại cho các thế hệ kế tiếp những bí quyết, những tinh hoa nghề nghiệp truyền thống của gia đình, quê hương.

Từ những trăn trở đó, hàng năm, NNƯT Nguyễn Xuân Dục đều mở từ 3 – 4 lớp dạy nghề khuyến công. Các lớp học thêu được tổ chức theo sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, đào tạo những người muốn học nghề, thợ mới thêu. Mỗi lớp có khoảng 35 học viên. Ở các lớp học này, người nghệ nhân “vẽ tranh bằng chỉ” truyền dạy những kỹ thuật độc đáo, những phương pháp làm truyền thống giúp học viên rút ngắn ngày công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng mỗi bức tranh, hỗ trợ đảm bảo kinh tế gia đình.

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục bày tỏ thêm: Mình đã là người có bí quyết nghề nghiệp thì phải có trách nhiệm truyền lại, thắp lửa cho con cháu sau này nắm bắt được kỹ năng nghề nghiệp truyền thống của cha ông. Để từ đó, tự họ sẽ giữ gìn và phát triển, lan toả cho nhiều người, nhiều thế hệ mai sau. Có vậy thì mới bảo tồn được nghề nghiệp.”

Bài liên quan
  • Nữ cán bộ cơ sở đa năng
    Chị Nguyễn Thị Hằng, cán bộ Văn phòng Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) luôn được đồng nghiệp, hội viên các chi hội phụ nữ và người dân quý mến bởi đức tính giản dị, thân thiện, thầm lặng cống hiến hết sức mình cho cộng đồng.
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Người 58 năm "vẽ tranh bằng chỉ"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO