Ngọt ngào cháo hến ngày xưa

Nguyễn Long| 02/09/2018 15:39

Cách đây chừng mấy thập kỷ, cái ngày tôi còn nhỏ, người dân quê tôi cũng như nhiều vùng nông thôn khác ở nước ta đều rất nghèo. Chính vì nghèo nên cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều gia đình chỉ lo sao có miếng ăn cho no, cho qua ngày, chứ ít nhà có điều kiện để hướng tới các bữa ăn chất lượng, đủ đầy dinh dưỡng.

Để chống chọi với những dịp thiếu đói, gia đình tôi cũng như các gia đình trong làng thường nấu cháo, bởi cháo là món ăn thay cơm dễ nấu, lại không tốn nhiều gạo cũng như các đồ ăn khác đi kèm. Ngoài món cháo gạo mà dân quê hay gọi là cháo hoa, nghĩa là cháo nấu không có kèm thịt cá, người dân quê tôi cũng hay mang nhiều thứ nấu thành cháo để đổi món, thay đổi khẩu vị nhằm chống ngán, đó là: cháo khoai lang, cháo ngô, cháo bột sắn… Nếu gặp đúng mùa thu hái đậu đỗ thì nồi cháo “sang” hơn khi được nêm vào đó thêm chút hạt đậu cho bùi béo...

Ngọt ngào cháo hến ngày xưa
Trong số các món cháo của ngày tôi còn ấu thơ, có lẽ tôi cùng mấy anh chị em trong nhà “ấn tượng” nhất vẫn là món cháo hến. Mà chẳng phải riêng nhà tôi, các thành viên của nhiều gia đình hàng xóm cũng rất thích món cháo hến này, bởi nó ngọt ngào, ngon miệng, lại vô cùng chất lượng. Món cháo hến là cách mà người dân quê tôi đã biến tấu trong cách chế biến, bởi ăn mãi cháo hoa ngán nên bỏ hến nấu cùng ăn cho lạ miệng. Món cháo hến vì thế cũng thi thoảng được mẹ tôi nấu, khi có những dịp, chỉ cách độ dăm ba hôm là mẹ lại làm một nồi cháo hến to đùng. Cách chế biến món cháo hến cũng rất dễ, chỉ là gạo trắng vo sạch, bỏ vào nồi nước luộc hến nấu nhừ lên. Những con hến được đãi rửa sạch, sau đó cho vào chảo xào cho ngấm mắm muối, khi chuẩn bị chín cháo, đổ thịt hến vào quấy đều là được. Trước khi tắt lửa bắc nồi xuống, bỏ thêm chút hành hoa, rau răm thái nhỏ vào thì tuyệt ngon. Nếu có chút tiêu bột, chút ớt bột khô rắc vào tô cháo thì độ thơm ngon càng tăng lên. Nồi cháo hến nóng hổi vừa bắc từ bếp xuống, chưa kịp giảm độ nóng là tôi cùng mấy đứa em đã vội quây tròn để múc ăn, mặc cho cha mẹ nhắc nhở là đợi nó nguội chút mới ăn kẻo bị bỏng. Cháo hến vì đã có đủ muối, mắm khi xào thịt hến nên lúc ăn rất vừa miệng. Nếu ai ăn mặn hơn chút xíu, có thể dùng thêm cà pháo muối chua, hoặc dưa cải muối chua cũng được...
Món cháo hến ngon và vô cùng dễ ăn, mà theo như bà nội tôi nói là nó có đủ đầy chất đạm, canxi, một số dưỡng chất khác, vì vậy mà tôi luôn coi món này là món ăn “bổ dưỡng”. Bữa nào nhà nấu cháo hến là tôi ăn tới no, tới cạn nồi rồi mà vẫn còn muốn ăn bởi vì nó quá ngon. Nhiều bữa khi cháo hết, tôi còn giành chiếc nồi với anh cả của tôi chỉ để vét, cạo nốt phần cháy còn đọng lại nơi đáy nồi. Phần cháy của cháo ấy cũng vô cùng thơm ngon, ngọt ngào, dẫu nó chỉ là một lớp mong mỏng, không quá nhiều...

Ông trời quả là quá ưu ái cho mảnh đất quê tôi, khi đã ban tặng một dòng sông dài chảy uốn lượn ôm sát bìa làng. Dòng sông hiền hòa ấy không chỉ cung cấp nước để tưới tiêu cho cây trồng mùa màng không phải chịu cảnh khô hạn, mà nơi ấy còn có nhiều tôm, cá, cua ốc, hến để các gia đình ra bắt mang về cải thiện cho bữa cơm mỗi ngày thêm phần tươm tất. Tôi còn nhớ, sau các buổi tan trường vào buổi sáng, hễ ăn cơm trưa xong là tôi cùng lũ trẻ trong xóm, cả những người lớn ra bìa sông đằm mình xuống nước để bắt hến. Những buổi vừa bắt hến vừa tắm sông quả là vui, khi cả bọn vừa được thỏa thích nô đùa dưới làn nước mát trong, lại vừa được hến mang về cải thiện bữa ăn gia đình.

Năm tháng tuổi thơ đầy vất vả của tôi đã qua đi từ rất lâu rồi, giờ quê tôi đã thay da đổi thịt, cuộc sống của hết thảy các hộ dân đều đã khấm khá, và đặc biệt không còn cảnh thiếu đói như ngày xưa. Dòng sông thì vẫn hiền hòa còn đó, và hến ở dưới sông vẫn sinh sôi nảy nở rất nhiều. Thế nhưng, mỗi lần trở về thăm quê nhà, khi đi qua chiếc cầu bắc ngang qua đầu làng, tôi không còn thấy cảnh người dân quê ra bắt hến đông đúc như ngày xưa nữa, mà chỉ thi thoảng có những con thuyền của người nơi khác tới cào hến mang ra chợ bán mà thôi. Tôi lại thầm cảm ơn dòng sông đã nuôi sống tôi, gia đình tôi, dân làng tôi. Sông chẳng khác nào “bầu sữa” của một người mẹ hiền đã nuôi những đứa con khôn lớn, dìu dắt dân làng đi qua một giai đoạn đầy gian lao khó khăn đói khổ để dân làng có những bữa cháo hến ngọt ngào... 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Ngọt ngào cháo hến ngày xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO