Ngôi nhà của mẹ

kinhtedothi| 23/04/2022 11:38

Người mẹ ở làng quê nhận được cú điện thoại của cô con gái: “Bố mẹ ở quê không có ai chăm. Bố mẹ hãy vào miền Nam với chúng con cho tiện”. Thế là ông bà khăn gói, rời làng quê gắn bó gần cả cuộc đời…

Ông bà sinh ra được hai người con, một trai, một gái. Chúng đều vào Nam lập nghiệp, đứa làm công nhân, đứa nhân viên văn phòng và đều đã có gia đình riêng. Đứa con trai khá vất vả, con nhỏ vợ chồng làm công tiền lương không đáng bao nhiêu.

Đứa con gái làm ăn có khá hơn, vì chồng tuy là công nhân nhưng có chức nho nhỏ, làm tổ trưởng nên lương khá cao. Cô con gái là nhân viên ăn lương nhưng biết làm thêm, môi giới nhà đất nên cũng có đồng ra đồng vào. Vợ chồng cô con gái mua được hai căn nhà tuy không lớn nhưng cũng có thể nói đó là điều mong ước của nhiều người

Tuy nhiên, mấy năm gần đây gia đình cô con gái bắt đầu làm ăn thua lỗ. Người chồng tự nhiên nghe lời bè bạn đi chơi chứng khoán dù anh không thực sự hiểu về nó. Lúc đầu anh cũng có lời một ít, dần dần càng chơi càng lỗ. Điều đáng nói là khi chơi chứng khoán anh không báo cho vợ biết, vay tiền của người thân, của bạn bè để chơi. Dần dà anh thiếu tiền nên phải vay nặng lãi.

Một lần anh về nhà thú thực với vợ là mình đã làm mất khoảng 2 tỷ đồng. Đáng lo nhất là khoản vay nặng lãi, chắc chắn bọn xã hội đen sẽ tìm đến nhà để đòi.

Cô vợ chết lặng người. Cô đành quyết định bán một căn nhà để trả nợ. Do thời gian bán gấp nên nhà bán không được giá, nên chỉ đủ trả tiền vay tín dụng đen, còn tiền của người quen thì chưa có để trả.

Hai vợ chồng bàn nhau tìm cách gỡ bế tắc. Vợ nói: Không lẽ bán nốt căn nhà để ở? Nghĩ mãi cô cũng tìm được cách là gọi điện cho bà mẹ, nói ông bà bán nhà đất ở quê vào ở với gia đình mình.

Cô gọi điện cho mẹ: “Bố mẹ ở quê một mình lỡ có chuyện gì đau ốm thì sao? Đằng nào thì đất đai cũng chia cho bọn con, bố mẹ bán đi chia cho bọn con sớm để còn mua đất đai nhà cửa trong này, lúc giá còn rẻ. Chứ đất ở quê giá không tăng mà trong này cứ tăng vù vù, trong khi anh đầu chưa có nhà”.
Mấy tuần liền, hầu như ngày nào cô cũng gọi điện thuyết phục bố mẹ, nhất là mẹ cô. Dần dần bà mẹ thương con cũng xiêu lòng. Ông bà bán hết nhà cửa, ruộng vườn, thu xếp vào Nam ở với hai con. Nhà đất dạo này cũng có giá nên bán đi cũng thu được vài tỷ đồng. Trước lúc lên đường vào Nam, ông bà làm bữa cơm chia tay bà con làng xóm. Bà nói trong nước mắt: “Các bác ạ, lần này nhà tôi vào Nam với các con không biết khi nào về, mà về thì biết về đâu?”. Ai cũng tỏ ra cám cảnh cho ông bà. Nhiều người an ủi bảo, ông bà còn mồ mả tổ tiên ở đây thì thỉnh thoảng về mà thắp hương chứ. Ông bà về thì đến nhà của họ hàng hay chòm xóm mà ở, ai cũng sẵn lòng chào đón.

Vào Nam, việc đầu tiên là ông bà chia tiền cho hai đứa con. Đứa con trai chưa có nhà nên được chia phần nhiều hơn. Hai ông bà ở với gia đình của con gái, như lời “mật ngọt” của nó: “Cha mẹ già rồi mà con cái không chăm là có tội. Con là con gái nên nếu không chăm sóc được cho bố mẹ thì con ân hận lắm. Bố mẹ vào Nam thì đến nhà con ở, nhà rộng rãi, còn anh trai thì chưa có nhà phải ở thuê”.

Lúc đầu, ông bà ở nhà đứa con gái giúp nó quét dọn nhà cửa, nấu ăn, đưa đón cháu đi học. Cuộc sống thật tẻ nhạt so với hồi ở quê luôn bận rộn với ruộng đồng, rồi nếu rỗi sang nhà hàng xóm uống nước.

Về sau, bà lại được “điều động” sang nhà đứa con trai, vì lý do: “Nhà con nay mới mua nay cũng rộng, mẹ sang ở với con vài tháng giúp con chuyện nhà cửa…”. Thế là bà phải sang ở với con trai. Lúc đầu hai ông bà ở với nhau có người nói chuyện, nay thì phải tách ra, bà lại càng cảm thấy buồn và cô đơn.

Ông bà lúc này chỉ có nỗi nhớ quê là tràn ngập. Ông gọi điện cho bà: “Hay bà và tôi về quê đi?”. Bà: “Nhà đâu còn mà về?”. Ông: “Tôi sẽ tìm mảnh đất nhỏ, dựng lều để ở. Tôi không chịu nổi nữa rồi”…

Bà chỉ biết ứa nước mắt vì thương ông, thương mình…

(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Ngôi nhà của mẹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO