Tôi đã trải qua bao nhiêu trường lớp, những lần thi không nhớ xuể, ám ảnh, hiện hình trong cả giấc mơ. Hơn hai mươi năm, đã xa rồi cái ngày đầu tiên cắp sách đến trường, ấy thế mà nó vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi giằng dai đến thế!
Tôi đã trải qua bao nhiêu trường lớp, những lần thi không nhớ xuể, ám ảnh, hiện hình trong cả giấc mơ. Hơn hai mươi năm, đã xa rồi cái ngày đầu tiên cắp sách đến trường, ấy thế mà nó vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi giằng dai đến thế!
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Cả làng chẳng có đứa trẻ nào được học mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên trên những bước chân lấm lem bùn đất, những mái tóc vàng hoe, nước ra đen cháy, giữa trưa hè nắng rát chỉ độc một cái quần đùi rong ruổi khắp đường làng, đồng quê,… Rồi một ngày, khi tôi đã bảy tuổi, mẹ nói: “Ngày mai con phải đi học rồi”. Tôi mếu máo xin mẹ cho ở nhà trông em, coi nhà và hứa sẽ không đi chơi với lũ bạn trong xóm nữa nhưng không được.
Ngày tôi vào lớp 1, mẹ dắt tôi đi trên con đường làng quanh co, bàn tay nhỏ xíu của tôi nằm trong bàn tay mẹ ấm áp, bước chân tôi líu díu, ngập ngừng như chẳng muốn tới một không gian xa lạ. Đi hết con đường làng, mẹ lại dẫn tôi đi tắt theo bờ mương băng qua cánh đồng, trường Tiểu học của tôi cách cánh đồng làng chỉ chừng nửa cây số. Rồi ngôi trường cũng hiện ra trước đôi mắt ngỡ ngàng của tôi. Cây đa cổ thụ trước cổng như chiếc ô khổng lồ với muôn ngàn cánh tay phóng xuống bám chặt vào lòng đất. Hai dãy phòng học nối dài, vuông góc, nhìn ra sân, mái ngói đã ngả màu xám rêu phong. Cả sân trường là một khu đất cát rộng và bằng phẳng, với đủ các loại cây cho bóng mát: nào là những gốc xà cừ xù xì, lá xanh non, nào là cây bàng sang thu, lá đã đỏ dần, rồi hàng phượng vĩ với vài chùm hoa sót lại đỏ nhạt, những chùm quả khô lủng lẳng trên không như những dấu hỏi, dấu ngã…
Níu áo mẹ, tôi đứng lặng nhìn cái cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng cắm trên thân tre cao vút, thẳng tắp, uy nghiêm. Bỗng tiếng trống trường vang lên, tim tôi như loạn nhịp, da mặt tôi nóng lên, tôi biết mình sắp phải buông tay mẹ để bước vào lớp. Lớp học thật rộng rãi, thoáng mát với cái nền xi măng và mái ngói rất cao. Những viên ngói xếp gối lên nhau như lớp vảy cá, thỉnh thoảng lộ một vài khe hở để lọt những vệt, những chấm nắng in trên mặt bàn gỗ trông thật thích mắt. Cái bục giảng cũng làm bằng gỗ, gắn liền phía trên bục là bảng xi măng, mặt bảng đen sánh, được sơn bởi thỏi than trong cục pin đập nhỏ trộn lá khoai lang hòa nước. Bức tường vôi trắng phía trên bảng viết dòng chữ to, in đậm ngay ngắn mà mãi hơn một tháng sau tôi mới đọc được là: DẠY TỐT, HỌC TỐT!
Ngồi vào bàn học, tôi bỗng nhận ra thằng Thọ, thằng Thành vốn là bạn chơi cùng xóm cũng đang ngồi sau lưng tôi, lòng tôi mừng khấp khởi, tôi bỗng thấy yên tâm hơn. Sau một hồi giới thiệu, cô giáo ôn tồn bảo lớp lấy sách Tiếng Việt và bảng ra. Từ trong cái túi cước có quai xách dùng làm cặp, tôi rút ra cái bảng. Nó được bố tôi làm bằng một miếng gỗ mỏng hình chữ nhật, sơn màu đen, mặt bảng kẻ những đường ngang dọc như ô cờ, góc bảng được bố đục một lỗ tròn cột tấm giẻ bằng vải mềm vào để tôi lau cho tiện. Tôi bắt đầu được học những chữ cái, những con số đầu tiên. Bụi phấn quện vào mồ hôi bàn tay tôi lòe nhòe trên trang giấy. Giờ ra chơi, bước chân tôi chẳng còn ngại ngần, tôi rủ thằng Thọ, thằng Thành và cả một số bạn trong lớp dạo khắp sân trường tìm những đoạn cỏ gà chơi trò chọi gà. Những hòn bi ve đủ màu sắc của chúng tôi lại có cơ hội lăn trên mặt sân, dưới những gốc bàng, gốc phượng rợp bóng với những khuôn mặt đen nhẻm, lấm lem, những mái tóc vàng của đám học trò quê nghèo. Không gian trường lớp phút chốc đã trở nên thân thuộc với tôi.
Rồi tiếng trống trường vang lên một hồi dài báo hiệu giờ tan học. Sau khi đứng lên chào cô cùng cả lớp, tay xách cái túi cước, tôi lao nhanh ra phía cổng trường như một mũi tên, mắt ngó nghiêng tìm mẹ. Đứng chờ tôi ngoài cổng từ lúc nào, mẹ tươi cười nhìn tôi bằng ánh mắt vừa trìu mến vừa tò mò. Đi bên mẹ, tôi vui vẻ kể cho mẹ nghe về buổi học đầu tiên. Trên con đường mương băng qua cánh đồng, khoác chiếc túi xách trên tay, tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo. Hương lúa thơm thoang thoảng trong gió đồng phảng phất…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
Bài dự thi thuộc thể loại văn xuôi, có độ dài từ 1.500-5.000 chữ, kèm 1 hoặc nhiều hình ảnh minh họa có liên quan về chủ đề viết, kể về hành trình đi qua những tổn thương của bạn và của những người bạn gặp, giúp bạn rung động, thấu hiểu, kết nối để gói ghém đổ vỡ và xoa dịu những chấn thương.
Ngày 27/6, Văn phòng UBND Thành phố ban hành Thông báo số 397/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng Tiểu ban Vật chất, hậu cần tại cuộc họp về công tác chuẩn bị phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9.
Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.