Ngã Tư Sở thế kỷ trước - một thuở lao nhọc, khốn khó

Nhà văn Uông Triều/ANTĐ| 18/03/2018 11:26

Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, khi chưa từng được về Thủ đô, tôi đã có một mong muốn được một lần chứng kiến cảnh tắc đường ở Hà Nội. Vì vùng quê tôi hẻo lánh quá, chẳng bao giờ có cảnh ngựa xe nhộn nhịp mà tắc đường cả. Và cái mong muốn có vẻ như ngược đời ấy, tôi đã được chứng kiến lần đầu ở Ngã Tư Sở.

Hà Nội có vô vàn ngã tư nhưng có lẽ nổi tiếng nhất thì có Ngã Tư Sơ, Ngã Tư Vọng. Hồi ấy tắc đường cũng khá hiếm, mới chỉ bắt đầu vào khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ trước và chỉ thi thoảng mới xảy ra và điển hình nhất là vào kỳ thi đại học. Trong cảnh tắc đường ấy, tôi còn thấy rất nhiều xe đạp lưu thông trên phố và hình ảnh nổi bật là một cậu thanh niên to khỏe nhấc bổng chiếc xe đạp trên đầu và cứ thế bình thản bước đi mặc cho đám đông nhìn theo lạ lùng và nhất là ánh mắt ngưỡng mộ của các nữ sinh với người hùng cơ bắp.

ảnh 1Ngã Tư Sở tháng 10-1954 (Ảnh: Howard Sochurek) 

Vũ Trọng Phụng - Ngọc Giao: Chuyện 2 nhà văn, 2 người bạn

Ngã Tư Sở thời ấy chỉ là một cái ngã tư nhỏ hẹp, nhưng so với toàn cảnh nó đã là một ngã tư lớn nhất nhì của Hà Nội. Đó là trục đường chính từ Hà Đông đi vào nội thành, giao với đường Trường Chinh và đường Láng. Khi ấy khu vực này vẫn còn thấy bóng dáng cũ kỹ của Nhà máy công cụ số 1, chợ Ngã Tư Sở và sông Tô Lịch vắt ngang như một nét nhấn không mấy ấn tượng.

Những Ngã Tư Sở, lùi xa hơn nữa về quá khứ là nơi trú ngụ của những cô đầu bình dân và dân lao động. Nếu phố Khâm Thiên là nơi hội tụ của chốn ăn chơi hạng nhất, đắt tiền với những cô đầu lừng danh thì khu vực Ngã Tư Sở là nơi trú ngụ của những nhà hát rẻ tiền với những cô đầu hạng hai, thợ thuyền và văn sĩ nghèo. Nhà văn Ngọc Giao đã kể một chuyện hết sức cảm động về nhà văn Vũ Trọng Phụng thời đó. Vũ Trọng Phụng chết vì bệnh lao phổi ở một ngôi nhà khu Cầu Mới, Ngã Tư Sở. Trong những ngày ốm nặng, Vũ Trọng Phụng đã dặn người bạn thân của mình (nhà văn Ngọc Giao) rằng khi ông mất thì lấy mấy tờ bản thảo kê lên viên gạch cho ông gối đầu. Bản thảo cuối cùng của Vũ Trọng Phụng là phóng sự “Trúng số độc đắc”  đích thân ông lấy ra từ đống giấy Nhà in Tân Dân và Ngọc Giao đã thực hiện lời trăng trối của bạn mình đầy xúc động. Vũ Trọng Phụng đã viết như một con trâu kéo cày cật lực trên cánh đồng chữ nghĩa để kiếm sống và đến lúc chết ông vẫn mong được gối đầu lên công sức lao động của mình để đi về thế giới bên kia thanh thản hơn?

Ngôi nhà lá đi thuê của nhà văn Lê Văn Trương

Cũng ở khu vực Ngã Tư Sở khi ấy còn có một ngôi nhà mà anh em văn nghệ sĩ tiền chiến hay tụ họp. Đó là ngôi nhà lá đi thuê của nhà văn Lê Văn Trương mà những người như Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân, Lan Khai… thường tụ tập ở đấy.

Lê Văn Trương khi ấy là Thư ký tòa soạn Báo “Tiểu thuyết thứ bảy” lừng danh. Ông là một nhân vật khá đặc biệt, xởi lởi, quảng giao và bạn bè văn nghệ gọi đùa ông là “Tống Công Minh” và ngôi nhà lá của ông là “Lương Sơn Bạc”. Chính Lê Văn Trương là người đổi tên truyện ngắn “Cái lò gạch cũ” của Nam Cao thành “Đôi lứa xứng đôi” và là người viết lời tựa cho tập truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. “Cái lò gạch cũ” chính là kiệt tác “Chí Phèo” của Nam Cao. 

ảnh 2Ngã Tư Sở ngày nay 

Quay lại chuyện trong căn nhà lá của Lê Văn Trương, trên bàn viết của nhà văn này lúc nào cũng có một cái chặn giấy vô cùng đáng sợ: một cái sọ người mà không biết ông kiếm ở đâu ra, chỉ biết rằng người ta đã chạm vào cái sọ nhiều đến mức nó nhẵn bóng ra. Sau này khi Lê Văn Trương vào Sài Gòn làm báo, trong ngôi nhà của ông, người ta đã tìm thấy cả mấy chục con mèo đang kêu gào thảm thiết bên xác của ông.

Cũng chính tại căn nhà lá của Lê Văn Trương ở Ngã Tư Sở, Thâm Tâm đã cảm hứng làm ra bài thơ “Tống biệt hành” nổi tiếng trong một bữa tiệc tiễn một người bạn giang hồ đi xa. Thâm Tâm đã ứng khẩu đọc bài thơ ấy ngay trên chum rượu bầu Hồ và ai cũng khen ông ứng khẩu nhanh chẳng khác gì Tào Thực đời Hán.

“Đưa người, ta không đưa qua sông 

Sao có tiếng sóng ở trong lòng? 

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt 

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? 

Đưa người ta chỉ đưa người ấy 

Một giã gia đình một dửng dưng... 

- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ 

Chí nhớn chưa về bàn tay không 

Thì không bao giờ nói trở lại! 

Ba năm mẹ già cũng đừng mong…”.

Đó là bài thơ hay nhất của Thâm Tâm và cũng là bài thơ thuộc loại hay nhất của văn học tiền chiến.

Lùi xa hơn nữa về quá khứ thì Ngã Tư Sở chính nằm trên con đường thượng đạo cũ từ Bắc xuôi về Nam, sau gọi là đường số 6. Ngã tư này ngay sát làng Thịnh Quang Sở nên có tên gọi như vậy. Và bây giờ Ngã Tư Sở thành tên một phường sầm uất của quận Đống Đa.

Ngã Tư Sở một thời nghèo khó, xập xệ nhưng giờ đã nhiều thay đổi. Nhà máy công cụ số 1 nay đã thành một khu đô thị hiện đại, sơn toàn màu trắng cao vút, lộng lẫy. Không xa Ngã Tư Sở là tổ hợp Cao - Xà - Lá: cao su, xà phòng, thuốc lá, mỗi chiều bốc mùi ngào ngạt cũng không còn. Thay vào vị trí ấy là những tòa nhà cao tầng đang mọc lên.

Miếng bánh nổi danh

Và nếu những người nào sành ăn thì còn nhớ Ngã Tư Sở có một món nổi tiếng là bánh mỳ. Đó là thứ bánh mỳ giòn rụm, phồng nở có mùi thơm đặc trưng rất quyến rũ. Nhiều người Hà Nội khi ấy chỉ chọn bánh mỳ Ngã Tư Sở, thậm chí còn mua về quê làm quà.

Trước khi bị bánh mỳ baguette của Pháp cạnh tranh và thay thế thì bánh mỳ Ngã Tư Sở gần như độc tôn về tiếng tăm của mình. Các bà, các chị cho bánh vào những cái thúng phủ miếng vải bên trên để giữ nóng cho bánh.

Một cái bánh mỳ vừa ra lò giòn rụm thơm lừng là món quà sáng hoặc trưa ưa thích của nhiều người. Giờ thì bánh mỳ Ngã Tư Sở vẫn còn nhưng không nhiều nữa, chỉ vài hàng lác đác mé bên phía đường Láng.

Như đã nói ở trên, Ngã Tư Sở từng là một trọng điểm tắc đường khủng khiếp của Hà Nội. Khi ai muốn qua đoạn đường này đều phải lắc đầu, và thời này cũng không còn xuất hiện những anh chàng cơ bắp nhấc bổng xe đạp trên đỉnh đầu để đi nữa, xe đạp hiếm và kể cả đi bộ cũng không lọt.

Người ta đã xây một cái cầu vượt qua ngã tư và việc ùn tắc đã giảm đi rất nhiều, nhất là khi mở rộng đường về hướng Trường Chinh, Láng. Ngã Tư Sở giờ vẫn là một trong những ngã tư lớn và nhộn nhịp nhất của Thủ đô, cửa ngõ hướng Tây đi vào thành phố. Một ngã tư chứa đựng nhiều thăng trầm và dấu vết của lịch sử.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội sẽ xây 2 đập dâng trên sông Hồng để phòng chống thiên tai vào năm 2025
    Dự kiến năm 2025 sẽ nghiên cứu khả thi để đưa vào đầu tư xây dựng hai đập dâng Xuân Quan và Long Tửu trên lưu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
Ngã Tư Sở thế kỷ trước - một thuở lao nhọc, khốn khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO