Nét đặc sắc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm 2022

Mạnh Hà| 24/11/2022 06:30

Tối 23/11, tại Quảng trường Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall - Khu Đô thị Vinhomes Royal City (72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2022.

Dự lễ khai mạc có lãnh đạo các Bộ, ngành, Trung ương; lãnh đạo UBND TP Hà Nội và đại biểu các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc thành phố; đại diện các doanh nghiệp phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn… trên địa bàn Thành phố; Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng đặc sản các tỉnh, thành tham gia Hội chợ.

anh-6.1(1).jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2022.

Diễn ra từ ngày 23 đến ngày 27/11/2022, hội chợ năm nay có quy mô lớn hơn so với các năm trước, được thiết kế gồm nhiều tiểu cảnh theo không gian mở ngoài trời, dựa theo đặc trưng các vùng miền trên cả nước. Tại hội chợ có 260 gian hàng với hơn 350 đơn vị, doanh nghiệp của hơn 63 tỉnh, thành phố tham gia, quy tụ sản phẩm của tất cả các địa phương. Đặc biệt, có 54 tỉnh, thành phố trực tiếp tham gia tổ chức “Gian hàng đặc sản” của địa phương, trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, đặc sản, sản phẩm OCOP chất lượng cao. Ngoài ra, hội chợ còn có khu trưng bày các sản phẩm quốc tế nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm, văn hóa, du lịch các nước; khu trưng bày, trình diễn ẩm thực 3 miền; khu thưởng trà; khu trưng bày sản phẩm OCOP... Bên cạnh đó, hội chợ còn thu hút Đại sứ quán, tổ chức quốc tế một số nước tại Hà Nội trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc sản quốc tế.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh: Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương trên cả nước quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng - tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu. Đây cũng là nơi để các nhà phân phối tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa, là sự kiện được người tiêu dùng Thủ đô, doanh nghiệp, khách du lịch trong ngoài nước hưởng ứng, chờ đợi vào dịp cuối năm để đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm nét văn hóa vùng miền Việt Nam.

anh-4.jpg
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc.

Với sự nỗ lực của thành phố Hà Nội, sự phối hợp của các Bộ, Ban,  ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước và sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, Hiệp hội, tôi tin tưởng rằng, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng, là kênh quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm đặc sản Việt Nam và là dịp để giới thiệu những nét văn hóa truyền thống, du lịch đặc trưng của mỗi vùng đất tới du khách trong nước và quốc tế.

Trao đổi với phóng viên, ngài Phomepaseuth Keodouangdy, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Lào tại Việt Nam chia sẻ: Tôi rất vui và ấn tượng với Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2022 bởi, quy mô và địa điểm tổ chức rất thuận lợi, phù hợp để người tham quan có thể đến với hội chợ. Hội chợ năm nay được trưng bày rất nhiều sản phẩm đặc sắc, trong đó tôi đặc biệt yêu thích đồ uống của Việt Nam như chè, cà phê… Thông qua hội chợ, tôi nghĩ đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá và mở rộng thị trường sang Lào…

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Ánh Dương, đây là năm thứ 9 thành phố Hà Nội tổ chức Hội chợ đặc sản Vùng miền, thông qua hội chợ người sản xuất có cơ hội được giới thiệu, cung cấp hàng hóa các sản phẩm của mình đến với các nhà phân phối và người tiêu dùng. Nhà phân phối có cơ hội lựa chọn sản phẩm thông qua hội chợ và kết nối các doanh nghiệp. Đặc biệt thông qua hội chợ người dân, du khách trong và ngoài nước sẽ được thưởng thức các sản phẩm đến từ 63 tỉnh thành.

7.jpg
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội trả lời phỏng vấn.

Thời gian tới, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam như: Aeon, Central Group, Lotte... và sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước kết nối, lựa chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiến tới xuất khẩu, đưa vào hệ thống phân phối nước ngoài. Đồng thời, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng mẫu mã, bao bì phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Hội chợ:

1.1.jpg
Các đại biểu tham quan và dùng thử sản phẩm tại các gian hàng của Hội chợ.
2.png
Ông Lê Hữu Diện (người mặc áo trắng), Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp sạch Đức Hậu Lưu Quang (xã Trung Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ: Đến với Hội chợ năm nay, Hợp tác xã mang tới sản phẩm Bưởi Diễn, Bưởi Đào... Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGap. Đặc biệt, Hội chợ năm nay có quy mô lớn hơn các năm trước, thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia, do đó sẽ là cơ hội tốt để chúng tôi quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường sang các tỉnh thành trong cả nước.
3.png
Người dân đến với Hội chợ có thể dùng thử trước khi mua sản phẩm.
5.jpg
Các sản phẩm là đồ ăn cũng được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ. 
6.jpg
Với quy mô 4000-4500m2, khoảng 260 gian hàng, Hội chợ được thiết kế, trang trí, dàn dựng tổng thể, thể hiện hình ảnh các vùng miền, khu vực như Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên....
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
  • Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.
Nét đặc sắc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO