Chuyển động Hà Nội

Nền tảng để Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Trung Kiên 22/03/2025 08:24

TS. Nguyễn Bá Ân - nguyên Tổng thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, cho biết, trên cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, sau dự án đường Vành đai 4, Hà Nội cùng các tỉnh sẽ tiếp tục triển khai xây dựng đường Vành đai 5 để hợp tác, liên kết xây dựng Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ theo các hành lang và vành đai kinh tế tới các cảng biển cửa ngõ quốc tế, các cửa khẩu.

Hà Nội có vai trò đặc biệt trong các hành lang kinh tế quốc gia

Để thực hiện mục tiêu phát triển, Hà Nội không thể không quan tâm đến mối quan hệ với vùng thông qua việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hành lang và vành đai kinh tế, Hà Nội cần phát triển tương hỗ với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là những tỉnh, thành phố trong khu vực.

ha-noi-hai-phong.jpg
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án trọng điểm Quốc gia của ngành giao thông vận tải, là cao tốc đầu tiên của Việt Nam được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuyến cao tốc mang lại lợi ích rõ rệt cho các hoạt động giao thông và thương mại khu vực phía Bắc.

Thủ đô Hà Nội được khẳng định vị thế là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; có bề dày lịch sử, văn hóa với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh không chỉ vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du miền núi phía Bắc mà là của cả nước.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đi đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh quốc gia; cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc..., TS. Nguyễn Bá Ân nhấn mạnh việc khai thác và sử dụng hiệu quả không gian phát triển, nhất là các không gian phát triển mới thông qua việc hình thành và phát triển các hành lang, vành đai kinh tế của Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đột phá của Hà Nội.

Trong những năm vừa qua, với chức năng là Thủ đô, có vai trò rất quan trọng đối với cả nước và vùng, Hà Nội đã quyết liệt, nỗ lực với cách làm sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, để lại nhiều dấu ấn nổi bật, nhất là vai trò trung tâm, kết nối giao thông và là động lực phát triển của vùng và cả nước. Quy hoạch đã xác định, Hà Nội có vị thế là Thủ đô, trung tâm đầu não hành chính, chính trị quốc gia, trung tâm văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước, là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, du lịch, thượng mại, dịch vụ của khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

Giao thông từ xưa đến nay đều là huyết mạch của mỗi quốc gia, muốn kinh tế, xã hội phát triển thì hệ thống mạng lưới giao thông phải đi trước, đón đầu để tạo điều kiện cho mọi ngành nghề phát triển. Hà Nội đã được xây dựng các tuyến cao tốc ở tất cả các hướng để kết nối với các tỉnh, thành trong vùng như cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang gắn với hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang - Vành đai 3 - Pháp Vân (Hà Nội) - Ninh Bình và Quốc lộ 1 xuyên Bắc - Nam và Quốc lộ 21 đi Nam Định, Thái Bình gắn với hành lang kinh tế Bắc - Nam; Cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên và Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc gắn với hành lang kinh tế Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên.

Đây là 3 hành lang kinh tế cấp quốc gia được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. Hà Nội còn là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn Minh (Trung Quốc).

Các tuyến trục, vành đai giao thông cơ sở để hình thành hành lang và vành đai kinh tế của Hà Nội

Mạng lưới giao thông của Hà Nội sẽ được cải tạo, nâng cấp hiện đại, đồng bộ và xây mới theo quy hoạch được phê duyệt phù hợp với tình hình mới. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị và xây mới các tuyến vành đai 4 và 5; các tuyến đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, các tuyến kết nối các tuyến vành đai, xây dựng các nút giao thông tại các giao cắt của hệ thống đường vành đai, đường trục chính đô thị và hệ thống cầu vượt sông Hồng, sông Đà, sông Đuống và sông Đáy bảo đảm kết nối với đô thị trung tâm với trục giao thông chính và các vành đai đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị theo mô hình TOD, hình thành và phát triển các hành lang và vành đai kinh tế.

vanh-dai34.jpg
Đường song hành Vành đai 4 đoạn qua Hà Nội dài 57km dự kiến hoàn thành trong năm 2025. (Ảnh: Hữu Chánh).

Quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội có 7 tuyến đường vành đai, trong đó 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5). Trong đó, tuyến đường vành đai 1 đi qua các cửa ô cũ của Hà Nội như Yên Phụ, Cầu Dền, Đông Mác, Kim Liên, Chợ Dừa, Cầu Giấy, Bưởi. Khu vực phía trong tuyến đường được xác định là khu vực bảo tồn và hạn chế phát triển, được chia thành khu phố cổ và khu phố cũ một cách không chính thức. Tuyến Vành đai 2 chạy qua 8 quận, huyện như Nhật Tân - Cầu Giấy - Ngã Tư Sở - Vĩnh Tuy - sân bay Nội Bài.

Tuyến đường Vành đai 3 kéo dài từ Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm được thiết kế theo chuẩn cao tốc, phục vụ xe ôtô chạy tốc độ tối đa 90 km/h. Cùng với đó, hàng loạt các con đường kết nối từ Vành đai 3 đi mọi hướng cũng được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá. Bởi vậy đây cũng là một trong những trục giao thông và đô thị sôi động bậc nhất Thủ đô hiện nay. Tuyến đường Vành đai 3,5 kết nối khu vực phía Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng qua cầu Ngọc Hồi tạo sự kết nối hai bờ Bắc - Nam sông Hồng đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức... Đây sẽ là động lực cho sự phát triển hơn nữa của những khu dân cư, đô thị, hoạt động thương mại, dịch vụ... ngày càng sầm uất dọc hai tuyến đường.

Tuyến đường Vành đai 4 qua 3 tỉnh, thành phố... đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng, bảo đảm kết nối giữa các địa phương lân cận với Hà Nội, góp phần mở rộng không gian, tạo động lực phát triển mới, khai thác hiệu quả quỹ đất dọc theo tuyến hành lang, phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh; các khu đô thị Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức; các khu đô thị, công nghiệp 2 bên tuyến trên địa phận Hưng Yên, Bắc Ninh...

Bộ đôi vành đai 3,5 và Vành đai 4 là giải pháp hoàn thiện hệ thống đường bộ của Vùng Thủ đô, kết nối xuyên suốt đến cả 10 địa phương phía Bắc. Là bàn đạp tiếp cận các khu vực kinh tế, các cửa ngõ hàng hải, hàng không xung quanh. Đây cũng là động lực cho sự hình thành các đô thị vệ tinh, “kéo” cư dân từ nội đô ra các khu vực xung quanh, giúp giảm áp lực cho lõi đô thị. Vành đai 4 và Vành đai 5 giúp kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương, tạo tiền để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các tỉnh thành. Đồng thời mang ý nghĩa “đối ngoại” quan trọng trong khu vực Bắc Bộ, giúp tạo ra tiềm năng phát triển tại các khu vực xung quanh.

“Như vậy, hiện nay, Hà Nội đã hình thành được các trục và vành đai giao thông. Để khai thác và sử dụng hiệu quả không gian phát triển của Hà Nội, đặc biệt là các không gian phát triển mới do hệ thống các trục và vành đai giao thông mang lại phải hình thành và phát triển hành lang, vành đai kinh tế, biến trục và vành đai giao thông thành hành lang và vành đai kinh tế” - TS. Nguyễn Bá Ân, chia sẻ.

hoi-nghi-3.jpg
Các hành lang, vành đai kinh tế của Hà Nội.

Song, vấn đề này sẽ được giải quyết bởi Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2024. Quy hoạch Thủ đô đã xác định rõ, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng 5 hành lang, vành đai kinh tế hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đó là hành lang phía Bắc Thủ đô hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc, từ Thủ đô với các tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng; hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Các hành lang còn lại gồm: hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn với hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế Tây - Bắc gắn với hành lang kinh tế tỉnh Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; vành đai kinh tế Vùng Thủ đô, hình thành dọc theo các tuyến đường Vành đai 4 và Vành đai 5 - vùng Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phường Thanh Xuân: "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa"
    Chương trình "Trải nghiệm một ngày làm lính cứu hỏa” là một trong các hoạt động trong Chiến dịch tình nguyện hè năm 2025 và cao điểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Phong trào "Bình dân học vụ số"
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 8/7/2025 về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" và Phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Báo chí Thủ đô đa dạng phương thức tuyên truyền, nâng cao hiệu quả
    Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025. Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
  • Hà Nội: Quan tâm chăm lo chu đáo gia đình chính sách, người có công
    Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nền tảng để Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO