Sự kiện & Bình luận

Quy hoạch Thủ đô: “Đường băng” cho kinh tế số Hà Nội cất cánh

Phạm Quỳnh 12/07/2024 18:16

Với nền tảng sẵn có, không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số, Thành phố Hà Nội có nhiều ưu thế phát triển kinh tế số. Góp phần để Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050” (Quy hoạch Thủ đô) đã đưa ra nhiều giải pháp, phương hướng phát triển nội dung này.

Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ đối với Hà Nội, đó là “đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết vùng”. Nhiệm vụ này tiếp tục được Bộ Chính trị tiếp tục nhấn mạnh trong Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24/5/2024: “phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, coi đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới”.

thu-tuong.jpg

Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy, hướng tới năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hà Nội khoảng 30% (năm 2030 chiếm 40%); tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%...

Một trong những nền tảng để Hà Nội phát triển kinh tế số nhanh, hiệu quả và bền vững, đó là Thủ đô có mạng lưới hạ tầng về khoa học, công nghệ mạnh, tập trung các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dồi dào, có vị thế hàng đầu của cả nước.

Trong những năm qua, Hà Nội cũng đưa ra nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ theo hướng ưu tiên trọng điểm quốc gia. Triển khai những cơ chế, chính sách phù hợp, Thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động khoa học công nghệ, tạo đà cho việc hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về phát triển, xây dựng Hà Nội dẫn đầu trong chuyển đổi số nói chung, kinh tế số nói riêng.

Thêm một “cú huých” nữa để Hà Nội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế số, tạo tiền đề để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới bởi Quy hoạch Thủ đô cũng rất chú trọng nội dung này. Theo đó, Quy hoạch Thủ đô đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế số với nhiều giải pháp. Cụ thể, Hà Nội đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx); các chương trình hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh.

Quy hoạch Thủ đô đưa ra giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh mới. Tham mưu thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế số. Thúc đẩy phát triển các nền tảng số, phù hợp với quy mô, ngành nghề và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Triển khai phát triển các công cụ, nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số theo mô hình xã hội hóa. Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, lệ phí. Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt 100%.

Đối với phát triển thương mại điện tử, Quy hoạch Thủ đô đưa ra giải pháp xây dựng, phát triển các hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử. Phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, làng nghề truyền thống tại Hà Nội chuyển đổi số, làm kinh tế số.

Bên cạnh đó, hỗ trợ triển khai ứng dụng các nền tảng số (nền tảng mạng xã hội, nền tảng di động, ứng dụng bán hàng trực tuyến), sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín kết nối, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân lên sàn thương mại điện tử, mở rộng thị thường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng... Đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

ha-noi-kteso.jpg
Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số (Ảnh minh họa).

Theo phương hướng phát triển kinh tế số trong Quy hoạch Thủ đô, Thành phố sẽ hình thành hệ thống các khu công nghệ thông tin tập trung với quy mô hợp lý về diện tích mặt bằng, phân bổ hợp lý về lĩnh vực chuyên môn. Ưu tiên bố trí tại khu vực vùng phía Bắc (huyện Sóc Sơn, Mê Linh) và khu vực phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai và Ba Vì) để đảm bảo hiệu quả đầu tư, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển các sản phẩm công nghệ số, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, phần mềm và nội dung số, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tạo ra các sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” có giá trị kinh tế cao thúc đẩy phát triển kinh tế số của Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời Hà Nội trong tương lai sẽ làm chủ một số thiết bị viễn thông, công nghệ số quan trọng góp phần chuyển đổi số như các thiết bị mạng 5G và các thế hệ tiếp theo, thiết bị IoT. Phát triển các nền tảng, ứng dụng, giải pháp cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển các sản phẩm IoT nhằm thúc đẩy thông minh hóa trong các lĩnh vực sản xuất, y tế, nông nghiệp…

Hà Nội cũng phát triển, cung cấp một số dịch vụ công nghệ thông tin có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng chất xám cao, được sử dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước, dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và các dịch vụ trên mạng có khả năng định hướng thông tin như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, các sản phẩm giải trí trên mạng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ số: hình thành các trường Đại học số; đẩy mạnh mô hình đào tạo trực tuyến mở (MOOC); xây dựng và triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng công nghệ số.

Trong tương lai, Thành phố Hà Nội sẽ đưa nội dung đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung, nâng cao kiến thức kỹ năng về quản lý, nghiệp vụ, các chuẩn, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số vào các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ưu tiên phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; du lịch; giao thông; tài nguyên và môi trường.

Với nhiều giải pháp và phương hướng nói trên trong Quy hoạch Thủ đô, chắc chắn sẽ là "đường băng" để tương lai gần, kinh tế số Hà Nội sẽ "cất cánh", phát triển mạnh mẽ hơn và dẫn đầu cả nước./.

Ngoài ra, Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 8/2/2024 về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh năm 2024”, xác định chủ đề chung năm 2024 là “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số” với trọng tâm là “Quản trị dựa trên dữ liệu số”.

Trong đó về phát triển kinh tế số, Hà Nội đẩy mạnh phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số, trong đó tập trung thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố ứng dụng công nghệ số thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về kinh doanh trên nền tảng số, hệ thống trực tuyến, dịch vụ trực tuyến, tạo môi trường phát triển kinh tế trên Internet và các loại hình kinh doanh mới.

Trong 3 thành phần của kinh tế số (kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng, kinh tế số ngành), tương lai “kinh tế số nền tảng” và “kinh tế số ngành” sẽ là những thành phần có tốc độ tăng trưởng nhanh và có đóng góp lớn vào tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Thành phố trong tương lai. Kinh tế số nền tảng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch Thủ đô: “Đường băng” cho kinh tế số Hà Nội cất cánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO