Hà Nội đang cữ nắng hanh, nét đặc trưng của mùa đông vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Sáng sớm, trời có sương mù, báo hiệu sẽ nắng to. Chỉ tầm già nửa buổi, nắng đã lên khắp trong cái rét ngọt, trời chuyển xanh ngắt. Không phải cái nắng mùa hè oi nồng, không giống nắng thu mơn man, mát nhẹ.

Nắng hanh làm dịu đi cái lạnh nhưng vẫn làm người ta cảm nhận được tiết trời mùa đông mà không thể rời xa những áo len, áo khoác, những tấm khăn choàng dày, mỏng. Cữ nắng hanh tháng một ta cũng là thách thức cho làn da thiếu nữ. Bất chấp cái nắng hòa ngọt cùng cái rét, làn da thiếu nữ cứ hây hồng, mơn mởn đầy sức thanh tân.

Nắng hanh nay gọi những kỷ niệm xưa. Ngắm những cô hàng rong với những mẹt rau củ mùa đông đẹp mắt, đủ cả cải bẹ xanh ngọc, cà chua đỏ mọng, củ cải trắng ngà… trên phố trong cữ nắng hanh lại nhớ đến kỷ niệm về mẹ, về những người phụ nữ Hà Nội tần tảo, lam làm, vén khéo.

Với các bà nội trợ Hà Nội xưa, nắng hanh là dịp của bao công việc trước khi mùa đông thật sự ập tới với mưa dầm, gió bấc. Cái thời còn chưa có máy sấy, máy giặt hiện đại, cữ nắng hanh là dịp để phơi phóng những chăn bông, chăn dạ, những tấm áo đại hàn. Thật thú vị, khi vào ngày gió bấc kéo về, được mẹ khoác cho tấm áo bông đại hàn còn thơm mùi nắng. 

Nắng hanh còn là trợ thủ đắc lực của các bà, các cô trong việc chuẩn bị các món ăn mùa đông. Có vẻ hợp nhất với nắng hanh là món củ cải khô. Loại củ cải giống xưa không to như giống ngoại nhập bây giờ, nhưng chắc nịch thường được các bà, các cô chọn làm nguyên liệu cho món củ cải khô. Mua được mớ củ cải ưng ý, mẹ tôi bao giờ cũng chọn những củ non, luộc một bữa đầu tiên. Thật đẹp mắt khi nhìn đĩa củ cải luộc, những lát củ màu trắng ngà lẫn dọc cải xanh đậm làm nên một hòa sắc tuyệt vời. Khi luộc củ cải, bao giờ mẹ cũng nhớ cho thêm quả trứng vịt, để dầm nước mắm chấm rau. Còn cha tôi lại có khẩu vị riêng, người ưa chấm củ cải luộc với chút mắm tép mà mẹ tôi mới làm, vừa ngấu.

Củ cải ta chắc, trắng được mẹ bổ ra thành những miếng nhỏ như những miếng cau tươi. Bà bảo bổ thế khi khô đi là vừa, nhỏ quá không giòn. Chỉ vài buổi được nắng, là củ cải khô lại, chuyển sang màu vàng ngà. Cái khó của việc phơi củ cải là phải canh chừng, khi sắp hết nắng là phải cất vào ngay, kẻo gặp sương xuống, sẽ bị mốc. Tôi học buổi sáng, lại là đứa mê món củ cải dầm nhất nên mẹ giao cho nhiệm vụ ấy. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh mẹ để nắm củ cải khô được nắng trong lòng bàn tay đưa lên mà hít hà với vẻ hài lòng: Củ cải được nắng thơm như nấm!

Sinh thời, năm nào mẹ tôi cũng phải làm vài mẻ củ cải khô trong cữ nắng hanh. Thi thoảng bà mới dầm bát nhỏ với tỏi, ớt, nước mắm để thêm vào mâm cơm. Đa phần bà dành cho món đặc biệt mà mỗi năm bà chỉ làm vài ba lần vào dịp giỗ, tết: Bún thang. Bà bảo món bún thang mà thiếu những miếng củ cải giòn giòn, ngòn ngọt thì không nổi vị.

Để có món mắm tép chiều khẩu vị của cha, cữ nắng hanh cũng là lúc mẹ tôi đưa mấy lọ mắm tép mới làm ra phơi. Bà bảo được nắng, mắm sẽ ngấu mà lên màu đỏ, ngon và đẹp. Đây cũng là cái khác nhau giữa nắng hanh mùa đông và nắng oi mùa hạ. Cũng cữ nắng này, dù khó khăn, mẹ tôi hay tự tay làm chục đôi lạp xường, thứ thực phẩm hiếm hoi thời bao cấp. Tự bà lên Hàng Buồm, phố của người Hoa mua gia vị, ruột lợn. Cũng một tay bà pha thịt, tẩm ướp, nhồi. Những cặp lạp xường treo trên dây phơi quần áo để tránh lũ kiến, cứ dần lên màu đỏ au trong cái nắng hanh hao, để một sáng chủ nhật mùa đông nào đấy lũ nhóc chúng tôi không thể nằm rốn trong chăn ấm bởi mùi xôi nếp lạp xường thơm nức từ dưới căn bếp nhỏ.

Đã quá nửa đời người, tôi vẫn không thể quên cái cảm giác sung sướng khi được thưởng thức đĩa xôi nếp thơm, phía trên trải một lớp những lát lạp xường thái mỏng tưởng có thể nhìn rõ những hạt xôi căng mọng qua lớp mỡ, thớ thịt pha màu đỏ trắng. Và bao giờ mẹ tôi cũng làm đẹp thêm đĩa xôi bằng cách rải lên mấy cọng rau mùi đầu mùa xanh ngọc.

Nâng vại bia hơi trong cữ nắng hanh lại nghĩ đến cái thú chia nhau hớp rượu lúc mưa phùn gió bấc tiết trọng đông. Chợt ngộ một điều không hề mới: Hà Nội luôn đẹp, chỉ cần ta biết cảm nhận chờ đón…

Bài liên quan
  • Hà Nội nắng hanh trước khi đón thêm 2 đợt không khí lạnh
    Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đầu tuần (5 - 7/1) thời tiết Thủ đô Hà Nội duy trì hình thái trời rét về đêm và sáng, ngày có nắng hanh. Dự kiến khoảng từ 8/1 khu vực đón đợt gió mùa đông bắc mới tràn về, Thủ đô có thể đón mưa.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025” tại Thái Nguyên
    Thông tin Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa cho biết, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng xuân Ất Tỵ 2025, Bộ Văn hóa phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”.
  • Ra mắt ấn phẩm "Nhâm nhi Tết Ất Tỵ"
    Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bạn đọc ấn phẩm đặc biệt "Nhâm nhi Tết Ất Tỵ" – một món quà tinh thần ý nghĩa cho các gia đình Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là cuốn sách được chờ đón hằng năm, như tín hiệu báo mùa Xuân mới đã về.
  • Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
    Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Hợp tác giữa Viện Công nghệ và Sức khỏe với Tập đoàn Y tế HBL: Hướng đến sức khỏe bền vững cho cộng đồng
    Ngày 7/01/2025 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Viện Công nghệ và Sức khỏe và Công ty Cổ phần Tập đoàn Y tế HBL. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng toàn diện - Codoca vì sức khỏe cộng đồng” với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu và đại diện các cơ quan y tế.
  • Hà Nội tập trung nguồn lực xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
    TP. Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng; hiện đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi).
Đừng bỏ lỡ
Nắng hanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO