Na bở hết thời giờ lại trở thành đặc sản, giá cao ngất 150.000 đồng/kg vẫn tranh nhau mua

Lily/Gia đình.net.vn| 08/08/2019 07:45

Trước đây na bở giá rẻ nhưng cũng không thu hút khách mua, nhiều người chuộng na dai hơn. Nhưng hai năm trở lại đây, na bở lại trở thành đặc sản, được bán với giá cao gấp 3 lần na dai.

Đầu tháng 7 âm lịch, vựa na Chi Lăng (Lạng Sơn) vào mùa thu hoạch. Đây là vùng trồng na đã được cấp chỉ dẫn địa lý (với hai giống na là na dai và na bở), trong đó thôn Lũng Cút (thị trấn Đồng Mỏ) có diện tích trồng na bở lớn nhất với gần 40 ha; nhiều hộ dân trồng tới 1.600 cây với tuổi đời trên dưới 30 năm.

Một hộ dân trồng na ở Chi Lăng cho biết: "Trước đây, na bở cũng được trồng khá nhiều tại đây. Nhưng cũng nhiều năm rồi không ai trồng na bở nữa vì nhu cầu loại na này không cao.

Hiện nhà tôi có khoảng gần 1000 gốc na nhưng cũng chỉ còn khoảng 2-3 cây na bở lẫn vào mà bản thân mình cũng không biết. Ở nhiều vườn, chủ vườn phát hiện còn na bở cũng chặt bỏ luôn để tránh việc thụ phấn nhầm sang cho những cây na dai khác".

Tuy nhiên gần đây tàu xe thuận lợn hơn, na bở lại được giá nên nhiều người đã quay lại trồng na bở.

Na bở hết thời giờ lại trở thành đặc sản, giá cao ngất 150.000 đồng/kg vẫn tranh nhau mua - Ảnh 1.

Dạo gần đây na bở lại được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: VietQ

Những trái na bở thường có vỏ xù xì cứng hơn na dai và màu trắng đục. Na bở thịt màu trắng lại chứa nhiều hạt, thậm chí nhan nhản hạt trong quả na. Loại na này ăn thường kém thơm hơn và vị ngọt cũng kém hơn hẳn na dai.

Na bở khó ăn bởi khó bóc vỏ hơn vì sát vào thịt, khi bóc ra nhìn vỏ không dóc. Khi nhằn múi na ra khỏi hột cũng khó hơn vì nhiều hạt và hạt dính vào thịt. Múi na cũng bở hơn, không dai bằng na dai. Nhưng đối với người ăn được và thích ăn thì họ lại cho rằng na bở ăn thích hơn na dai bởi thịt quả ngọt thanh, ăn mát.

Na bở hết thời giờ lại trở thành đặc sản, giá cao ngất 150.000 đồng/kg vẫn tranh nhau mua - Ảnh 2.

Trước đây na bở không được ưa thích bằng na dai

Chính vì diện tích trồng bị thu hẹp nên khi người dân có nhu cầu na bở lại trở thành món hàng hiếm có khó mua, thậm chí tại một số đầu mối bán hàng online, khách muốn ăn na bở còn phải đặt trước một tuần.

Na bở hết thời giờ lại trở thành đặc sản, giá cao ngất 150.000 đồng/kg vẫn tranh nhau mua - Ảnh 3.

Na bở khá ít hộ trồng nên giá khá đắt đỏ. Ảnh: Ly Thanh Ly

Vì hiếm nên giá na bở vô cùng đắt đỏ, trung bình giá dao động từ 135.000-180.000 đồng/kg, có loại giá lên tới 200.000 đồng/kg vẫn cháy hàng.

Bà Phạm Thị Hoà ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) lùng cả chợ mới mua được 3 quả na bở khá xấu xí, mắt na lại không đều với giá 150.000, thế nhưng bà vẫn mừng ra mặt. "Từ đầu mùa na đến giờ, hôm nào đi chợ tôi cũng tìm mua na bở nhưng có đâu. May sao hôm nay mua được 3 quả" - bà Hòa chia sẻ trên Vietnamnet.

Chuyên bán hoa quả tươi, đặc sản trên mạng, chị Thu Huyền (Trần Khát Chân, Hà Nội) cho hay: "Đôi ba năm trở lại đây, na bở bỗng được ưa chuộng, khách hỏi mua nhiều nhưng quả thực giờ tìm một vườn na bở rất khó. Dù nhiều người hỏi nhưng mỗi ngày cửa hàng tôi chỉ về được khoảng 20kg". Chị Huyền nói thêm, do ít nên hàng về ngày nào là hết ngay ngày ấy.

Na bở hết thời giờ lại trở thành đặc sản, giá cao ngất 150.000 đồng/kg vẫn tranh nhau mua - Ảnh 5.

Cũng do ngày càng nhiều người thích na bở mà trên thị trường loại quả này bỗng được “săn lùng”, “sốt xình xịch”, giá cao gấp ba lần so với na dai. Ảnh: Ly Thanh Ly

Để phân biệt na dai và na bở, người dân căn cứ vào lá vì lá na bở thẳng, trong khi lá na dai xoăn. Ngoài ra, quả na bở nổi gò cao, sần sùi hơn so với na dai.

"Na bở được người tiêu dùng ưa chuộng, thu hoạch không đủ phục vụ thị trường. Hiện giá na bở từ 100.000 đến 120.000 đồng mỗi kg", ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng cho biết trên VnExpress.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Na bở hết thời giờ lại trở thành đặc sản, giá cao ngất 150.000 đồng/kg vẫn tranh nhau mua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO