Hoạt động hội

Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ

Hương Giang 15:56 11/03/2024

Sáng ngày 11/3/2024, tại 19 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ”. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo văn nghệ sĩ, hội viên.

Phát biểu đề dẫn cho buổi chuyên đề, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến- Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Sáng tác, Trưởng ban Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Hà Nội cho biết: Chuyên đề lần này là sự tiếp nối chương trình sinh hoạt văn học hằng tháng theo định kỳ của Hội với hai nhà thơ thành danh đã khá nổi tiếng trong mấy thập niên gần đây: nhà thơ Nguyễn Trác và nhà thơ Phạm Công Trứ. Đây là dịp để các nhà văn, nhà thơ,nhà nghiên cứu phê bình cùng nhau trao đổi chia sẻ về những điểm mới trong đề tài mùa xuân và trong những tác phẩm văn chương của bạn viết.

z5238394358418_5cd75ba86f6e37526f8276ff514054c4.jpg
Đại diện Hội Nhà văn Hà Nội cùng 2 tác giả Nguyễn Trác và nhà thơ Phạm Công Trứ trong sinh hoạt chuyên đề.

Nhà thơ Nguyễn Trác và nhà thơ Phạm Công Trứ đều là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội và từng nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhà thơ Nguyễn Trác sinh năm 1945, tại Hà Nội; nguyên quán Hưng Yên; nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn. Ông từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường miền Trung Trung Bộ và đã xuất bản 15 tập thơ. Nhà thơ Phạm Công Trứ sinh năm 1953, quê ở Nam Định. Trong cuộc đời sáng tác, nhà thơ Phạm Công Trứ đã xuất bản 6 tập thơ. Và tập “Thơ chùm sơ tuyển” là tập thơ mới nhất của ông do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.

Tại buổi chuyên đề, nhiều văn nghệ sĩ, nhà phê bình đã chia sẻ những cảm nhận, đánh giá về những tác phẩm thơ của hai tác giả. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, cả Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ đều là những tác giả thế hệ “chín chậm”, “gối đầu chiến tranh sau hòa bình” nhưng có những thành tựu. Điều này hiện lên trên từng gương mặt riêng của Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ. Thêm nữa, những tác phẩm của hai nhà thơ có chung cảm xúc, tức là đều nghiêng về những dấu vết cũ như nông thôn, thiên nhiên…

z5238232209558_07713fc724f69c2301386de41a0e5244.jpg
Nhà thơ Nguyễn Trác phát biểu tại buổi sinh hoạt chuyên đề.

Chia sẻ riêng về nhà thơ Nguyễn Trác, nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên gọi tên ông với kiểu cách: “lững thững một mình đi và viết”. “Với tư cách là một người nghệ sĩ ông đã tìm cho mình một lối đi riêng, ngõ hầu, có một tiếng nói cá nhân của mình trong đời sống thơ ca đương đại Việt Nam”. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cũng khẳng định: “Thơ Nguyễn Trác có phong vị, hơi thở của dòng sông trữ tình tự sự của những suy tư ngẫm ngợi và mang dấu ấn phong cách thơ anh”.

Có mặt tại buổi chuyên đề, nhà thơ Nguyễn Trác đã tỏ bày sự xúc động bởi đây là cơ hội để ông được lắng nghe và chia sẻ. Tác giả cũng bộc bạch thêm niềm băn khoăn về quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn học hiện nay giữa thế hệ nhà thơ hậu chiến và bạn đọc trẻ. Những chia sẻ chân tình của tác giả đã khiến cho buổi chuyên đề có những phút lắng đọng và thức tỉnh.

z5238396320587_0f21b148ccf52c5b95c4f707db21f945.jpg
Buổi sinh hoạt chuyên đề thu hút đông đảo văn nghệ sĩ tham gia.

Đến với “cây thơ” Phạm Công Trứ, nhà thơ Nguyễn Thị Mai đánh giá: “Thơ Phạm Công Trứ rất nổi tiếng với chất chân quê và sự hài hước. Thời chúng tôi ai cũng thuộc “Lời thề cỏ may”, bởi bài thơ dân dã nhưng lại giàu sự nghiêm túc suy tư về cuộc đời”.

Đề cập tới đặc điểm thơ Phạm Công Trứ, nhà phê bình Văn Giá nhận định: “Trong thi pháp hiện đại, văn chương chấp nhận cái chỉnh thể như là cái toàn khối, và chấp nhận cả những bài thơ có thể trụ lại ở trong câu thơ hay. Phạm Công Trứ là người chơi cả hai và nổi bật nhất là những câu thơ xuất sắc”.

Ngoài ra, buổi sinh hoạt còn có thêm những chia sẻ của các nhà phê bình, nhà thơ khác về hai tác giả như: nhà thơ Vũ Nho, Nguyễn Thanh Kim…

Trong dòng chảy văn chương đương đại, Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ là những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ “tóc bạc mà hiện đại”, tạo ra được những dấu triện rất riêng, rất mới đầy cá tính của mình. Với quan niệm sáng tạo “bóc hết mình ra như trẻ con bóc chuối/ đập vỡ nhân tìm một vị bùi” của nhà thơ Nguyễn Trác và với “giọng điệu thơ hóm-hỉnh-ngùi-ngùi”(nhà phê bình Văn Giá nhận xét) của gã nhà quê ở phố Phạm Công Trứ, buổi sinh hoạt đã một lần nữa khẳng định vị trí hai nhà thơ trong văn chương Việt thế kỷ 21./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Mùa xuân trong thơ Nguyễn Trác và Phạm Công Trứ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO