Hoạt động hội

Vai trò của nhà văn trẻ trong thời đại của trí tuệ nhân tạo AI

Yến Ly 19/12/2023 20:24

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Vai trò của nhà văn trẻ trong thời đại của trí tuệ nhân tạo AI” với sự tham gia chia sẻ của đông đảo các cây viết trẻ thuộc thế hệ Gen Z. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo các hội viên, cây viết trẻ.

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) đã tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, trong đó có văn chương. Đã có nhiều cuộc tranh luận trong giới văn chương về một tương lai do AI viết văn đi cùng nhiều ý kiến trái chiều. Có người lo ngại AI sẽ chiếm lĩnh vị trí và thay thế con người. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng, AI chỉ là một bước tiến của khoa học công nghệ, tức là không khác gì một công cụ, một phương tiện hỗ trợ cho con người trong quá trình sáng tạo.

Buổi tọa đàm thu hút nhiều tham luận chia sẻ của các cây viết trẻ thuộc thế hệ 9x và Gen Z, đến từ Hà Nội và các địa phương ngoài Thủ đô cũng như các tác giả ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Đó là các tham luận Nhuận bút của AI - một tiếp cận triết học về lao động của nhà văn Đức Anh (sinh năm 1993, Hà Nội); Một hiện tại AI viết văn (?!) của cây bút phê bình - ThS Vũ Kiều Chinh (sinh năm 1997, ĐH Sư phạm Hà Nội); Tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong sáng tác văn học nghệ thuật của tác giả Trần Nguyễn Phước Thông (sinh năm 1997, ThS. Luật Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh); Đừng để AI làm văn chương trở nên vô cảm của tác giả Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 2000, Kỹ sư kiểm thử phần mềm, Hà Nội); Đây là một bài viết “không hoàn hảo” của tác giả Phạm Linh Nhi (sinh năm 2005, khoa Tâm Lý học, trường ĐH KHXH & NV - ĐH Quốc gia Hà Nội); Văn học nghệ thuật và AI, giây phút cùng nhìn nhận của nhà thơ trẻ Trung Hiếu (sinh năm 2005, An Giang).

da.jpg
Nhà văn Đức Anh phát biểu tại tọa đàm..

Theo kinh nghiệm của nhà văn Đức Anh, anh đã từng thử thực hành viết văn bằng AI, đó là anh yêu cầu AI lên 10 ý tưởng tiểu thuyết nhưng cuối cùng anh đã không thể duyệt được ý tưởng nào trong số đó. Sau đó, khi anh thêm các gợi ý thì AI mới bắt đầu triển khai thêm. “Như vậy, suy cho cùng thì AI cũng chỉ là công cụ. Bởi việc tư duy sáng tạo vẫn là của riêng nhà văn”, nhà văn trẻ Đức Anh khẳng định.

Cây bút trẻ Trần Nguyễn Phước Thông cho rằng, khi AI phát triển, mối đe dọa tiềm tàng về quyền tự chủ và kỹ năng của con người cũng nảy sinh theo. Và anh cũng đề cập tới một khả năng trong tương lai, đó là “AI sẽ nhanh chóng có được sự tự nhận thức và cảm xúc của con người trong việc sáng tạo tác phẩm bởi sự thay đổi của thời đại công nghệ.”

vkc.jpg
ThS. Vũ Kiều Chinh phát biểu tại tọa đàm.

Còn trong góc nhìn của ThS. Vũ Kiều Chinh, nếu AI viết văn, con người có thể tham khảo thêm một hệ quy chiếu, hay một góc nhìn hoàn toàn mới dựa trên đặc tính của AI. Đó chính là: AI không phải là con người, vì thế “nó” phi giới tính. Lúc này, quan điểm của một “tác giả” là AI sẽ như thế nào? Thực sự rất mới mẻ so với những cách tư duy truyền thống của tác giả là con người, đặt ở góc nhìn có giới tính rõ rệt. Điều này thực sự đáng suy ngẫm.

nt-hc.jpg
Nhà thơ Hoàng Cát phát biểu tại tọa đàm.

Bày tỏ nhiều hứng thú trước những chia sẻ của các cây viết trẻ, nhà thơ Hoàng Cát nhấn mạnh rằng với ông, AI không thể thay thế con người. “Bản chất của AI là đạo văn. Mỗi thế hệ cần sống và có trách nhiệm với thế hệ của mình. Và dù thế hệ nào, hãy cứ sống và làm, trọn vẹn với lương tâm của mình, không cần sợ hãi kể cả khi robot thông minh đến đâu đi nữa xuất hiện…”, nhà thơ Hoàng Cát nói.

Nhà thơ Đặng Thiên Sơn, Phó Ban nhà văn trẻ bày tỏ niềm vui trước những chia sẻ và sự quan tâm tới chủ đề này của các thế hệ nhà văn. Từ các văn nghệ sĩ gạo cội đến các cây viết trẻ thuộc các thế hệ kế cận đều đã có những góc nhìn cá nhân thú vị.

kn.jpg
Ban Nhà văn trẻ chụp ảnh kỷ niệm cùng các tác giả có tham luận.

“Chúng ta là những nhà văn viết bằng chính cảm xúc, trải nghiệm sống động của bản thân. Tương lai của công nghệ còn nhiều bước tiến vượt bậc và câu chuyện về AI viết văn còn rất nhiều vấn đề để bàn… Chúng tôi rất vui vì các nhà văn các thế hệ đã cùng nhau ngồi đến tận cuối buổi để nói về vấn đề đầy tính thời đại này”, nhà thơ Đặng Thiên Sơn tổng kết./.

Bài liên quan
  • “Nghệ thuật thơ dịch xuôi” - phải đủ hiểu và yêu
    Văn học dịch là thành phần không thể thiếu trong bức tranh phong phú của nền văn học Việt Nam. Việc dịch văn học nước ngoài sang tiếng Việt chưa bao giờ dễ dàng, và nhất là với dịch thơ. Buổi tọa đàm “Nghệ thuật thơ dịch xuôi” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức sáng ngày 6/12 đã đề cập tới rất nhiều những vấn đề của thơ dịch từ nguyên tắc dịch thuật, vai trò của dịch giả đến phương pháp để có một bản dịch mang đến những rung cảm cho người đọc...
(0) Bình luận
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình
    Sáng ngày 10/4/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội hướng đến ngày 30/4 và 7/5 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của nhà văn trẻ trong thời đại của trí tuệ nhân tạo AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO