Mùa hoa gạo

Minh Nguyên| 16/05/2017 16:35

Những cây gạo cổ thụ ở nội thành Hà Nội, quanh khu phố cổ đang tồn tại chỉ đếm trên đầu ngón tay và vào tháng cuối mùa xuân vẫn trổ hoa đỏ rực rỡ, rất nhiều gia đình sống gần cây gạo cổ thụ như Nhà Bát Cổ, trước cửa Nhà Hát Lớn, bên hồ Gươm hay trong làng cổ Giảng Võ..

Và những người dân, khách du lịch ngang qua những nơi đây cảm thấy ấm lòng cùng ánh mắt long lanh khi thấy màu hoa đỏ rực dưới ánh nắng mùa xuân trong sáng đến lạ kỳ... Bất chợt làm ta nhớđến câu ca dao tục ngữ “Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”. Từ rất xa xưa rồi, cho đến nay có chỗ còn chỗ đã chìm vào kỷ niệm, bờ bãi sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích,...Và cả vùng nông thôn rộng lớn bao quanh Hà Nội cổ đều là cánh đồng rộng mênh mông trồng lúa, trồng mầu... Hoa gạo đã đi vào điển tích kinh nghiệm của nghề nông nghiệp trồng hoa mầu, bởi khi trồng vừng, trồng các loại cây họ đậu mà gieo hạt sớm hơn hoặc muộn hơn mùa hoa gạo rụng thì mùa thu hoạch sẽ thất bát, ngày xưa không có dự báo thời tiết cho thời vụ như bây giờ nên người nông dân dựa vào những cây cổ thụ vào mùa ra hoa để định vị cho quyết định gieo hạt, trồng cây nông nghiệp; cũng như trồng cây lúa vụ Đông – Xuân, người trồng lúa ngày xưa phải tính toán thời gian để làm sao khi “Lúa xuân lấp lóđầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ lớn lên” bởi lúa xuân sắp vào thì con gái thì đúng vào thời gian giao mùa, nghe thấy tiếng sấm chắc chắn là có mưa rào... Khi những bông hoa gạo đỏ lự như những ngọn đuốc đang cháy rừng rực buông rơi, cũng là lúc tiết xuân se lạnh, mưa phùn ẩm ướt, trời nồm sũng nước chấm rứt và nắng xuân ấm áp bừng lên rạng rỡ trên mỗi khuôn mặt... Hình như cũng là thời điểm chúng ta dã từ những tấm khăn, áo rét mùa đông vẫn còn vương lại theo dọc mùa xuân. Nhìn ngắm những bông hoa gạo nở... Rồi tàn rơi vẫn còn nguyên sắc hồng tươi đỏ như những ngọn lửa đánh thức ta trở lại một vùng thôn quê rộng lớn nơi sinh ra, lớn lên rồi trở thành công dân Hà Nội. Ở những vùng quê ấy vẫn còn những cây gạo cổ thụ và mỗi mùa hoa gạo lại thắp lên muôn vàn ngọn lửa của tình yêu, hy vọng...Và vương vấn về những kỷ niệm ngày xưa...

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của Unesco
    Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 04/4/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của Unesco.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
Đừng bỏ lỡ
Mùa hoa gạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO