Hạ lại chớm về trong cái nắng tháng ba. Nắng rót mật vàng, luễnh loãng tràn xuống cánh đồng, nhuộm vàng thảm lúa mênh mông mới hôm nào còn xanh ngun ngút. Khởi sắc vàng mơ, rồi vàng ruộm, óng ả những gié lúa oằn cong trĩu mình phơi hạt mẩy căng đón nắng.
Từng ngày mặt trời đi qua, hào phóng rót nắng mật xuống đồng hun chín hạt vàng, hun khô chân rạ. Nước lấp xấp mặt ruộng cứ rặt dần, rặt dần phơi lớp bùn đen ngày một ngả sang nâu. Cá tôm cuống quít dắt nhau trườn mình xuống các vũng, các lạch con được đánh tạm làm lối thoát nước ra mương ngày đồng vừa gieo sạ. Trong cơn tuyệt vọng của bản năng sinh tồn, những con cá chen nhau cố vượt lên, tìm đường lê ra con mương rút (mương tiêu) tận phía xa tiếng nước còn róc rách. Hành trình gian nan ấy chỉ dành cho những chú cá lớn; lũ cá nhỏ yếu sức biết thân đành nằm im ngoi ngóp, cố rúc sâu xuống lớp bùn non mà cầm cự trong các vũng, lạch cũng ngày một cạn dần…
Đau khổ của loài này đánh đổi sung sướng cho loài khác. Lũ chim chiền chiện, cuốc lủi hân hoan vào mùa sinh sản bằng những chiếc tổ con khéo léo kết vội vàng ẩn sâu trong ruộng lúa. Một chùm thân lúa xoắn xuýt nhau, ôm giữa một tổ chim chiền chiện hoặc tổ cuốc xinh xinh; nơi chim mẹ sẽ đẻ vài ba chiếc trứng vàng ngà hoặc trắng lấm chấm đốm nâu vào giữa tổ. Và ấp. Và nở ra những chú chiền chiện hoặc cuốc con bé xíu được bố mẹ thay nhau đi về chăm sóc, mớm mồi…
Mùa gặt tháng ba, mẹ ra đồng thể nào tôi cũng nằng nặc xin theo. Không phải để làm đâu (nhỏ xíu mà làm gì!). Tôi theo chỉ vì mê… săn tổ chim và bắt cá (mắc) cạn! Đội chiếc nón cời (nón mê) của mẹ bỏ đi, tròng thêm chiếc áo bà ba cũ (cũng của mẹ) lụng thụng gần tới gối, ống tay xắn lên quá nửa cũng chỉ vừa vặn ló hai bàn tay. Đừng tưởng tôi thích kiểu trang phục kì khôi ấy; là lệnh mẹ thôi (…mầy không chịu mặc thì ở nhà, khỏi đi!). Mẹ sợ tôi ăn mặc phong phanh, loăng quăng chang nắng suốt ngày ngoài đồng sinh bệnh! Kệ; đánh đổi được mấy thú vui săn chim bắt cá thì nhằm nhò gì chuyện ăn mặc giống ông “bù nhìn giữ dưa” (lời ghẹo của chị Tư) hay không. Mẹ gặt đằng trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Nhác thấy vạt lúa nào có chim chiền chiện bố/mẹ vụt bay lên lại chỉ tay nhí nhố hò reo. Mẹ cẩn thận rẽ lúa dòm; sau đó đưa liềm quơ nguyên nắm lúa có dính tổ chim, cắt soạt! Trong tổ thường là trứng, những quả trứng chiền chiện bé xíu xiu lốm đốm chấm nâu nhìn dễ thương như cổ tích. May mắn gặp một tổ cuốc trứng to cỡ ngón chân là mừng “vấp té”, bởi chơi xong có thể luộc ăn, ngon như trứng gà. Cũng có lúc bắt được chim non hoặc còn đỏ hỏn, hoặc chưa đủ cánh đủ lông – há chiếc mỏ to da mép còn vàng chạch mà chiêm chiếp đòi ăn rất tội. Chiền chiện non bắt chỉ để chơi chứ không nuôi được. Nhiều lần mẹ thấy bất nhẫn, chừa không gặt các chòm lúa mà tổ chim đã có chim non. Vậy nhưng số phận lũ chim cũng chẳng khá gì hơn: các chòm lúa ấy thể nào cũng bị những người mót lúa theo sau hớt sạch…
Gặp các vũng cạn hoặc những lạch giữa ruộng còn xâm xấp nước là chúi đầu “săn” cá. Chẳng ít thì nhiều vũng nào cũng có cá. Những chú cá sặc, cá rô cuống quít lách mình sang phải sang trái, quẫy loạn lên trong cái vũng chỉ còn chút nước đặc sệt, ngầu bùn. Cua kềnh, rắn nước cũng cùng chung số phận. Không việc gì phải vội; cứ thong thả “lượm” từng chú một bỏ vào chiếc giỏ tre mang sẵn. Lũ cá tội nghiệp; ít ra chúng cũng làm được việc có ích khi theo người về nhà mà… lên mâm lên dĩa. Thêm vài ngày nắng nữa đồng sẽ khô trắng đất, không ai “lượm” đường nào chúng cũng chết khô. Lang thang cả buổi thể nào tới chiều về trong túi chiếc áo bà ba lụng thụng của tôi cũng phồng căng “chiến lợi phẩm” là mớ tổ chim cùng chiếc giỏ tre rột roạt nào cua nào cá...
Giờ thì đã hút xa một thời tuổi nhỏ. Tháng ba âm lịch, đồng vàng xình xịch những chiếc máy gặt bò ngang bò dọc. Lũ chim chiền chiện vẫn thảng thốt bay mỗi khi nghe tiếng máy động từ xa. Chỉ khác cái không còn mẹ, không còn bóng đứa trẻ ngày xưa áo thụng nón cời lẽo đẽo theo sau… Mà không; với tôi, mẹ vẫn về trong những giấc mơ vàng nắng tháng ba. Lại gò lưng mải miết quơ liềm trên cánh đồng vàng ruộm. Thi thoảng mẹ ngừng tay, ưỡn lưng cho đỡ mỏi, tiện thể ngoái trông chừng thằng cu, coi liệu nó có ham chơi mà phơi đầu phơi lưng ra nắng?
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng của xã Nội Bài (mới) để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1407/QĐ-TTg ngày 28/6 về việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.
Vùng đất xứ Đoài địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa của Thủ đô như huyện Đan Phượng trước kia, nổi tiếng với ẩm thực đậm nét truyền thống, như: Nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, bánh tẻ Liên Hà, bánh gio Liên Hồng hay cháo se Hạ Mỗ… Bánh gấc Tân Lập nay thuộc xã Ô Diên - là thứ bánh gói trọn trong đó là sắc đỏ rực rỡ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và viên mãn trong văn hóa dân gian. Mỗi chiếc bánh là kết tinh của đất, của trời, và trên hết là của bàn tay người thợ quê cần mẫn đang từng ngày gìn giữ hương vị dân gian giữa lòng phố thị hiện đại.
UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND về Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Hà Nội" ngành thủ công mỹ nghệ năm 2025 và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng.
Sáng 1/7, HĐND phường Ba Đình tổ chức Kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà dự và chỉ đạo tại Kỳ họp.
Trung tâm Phục vụ Hành chính công Hà Nội vừa có Thông báo số 190/TB-TTPVHCC về công khai các Điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các Chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội vừa công bố bản đồ địa chính, bản đồ hình thể cho 126 xã, phường mới khi thực hiện “Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” trên địa bàn.
Chiều 30/6, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ trao quyết định của thành phố về công tác cán bộ tại các phường: Tây Hồ, Phú Thượng, Hồng Hà.
Chiều 30/6, tại trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam phường Đại Mỗ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định thành lập phường Đại Mỗ và Quyết định về công tác cán bộ của phường.
Chiều 30/6, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Tựu đã tổ chức lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ tại phường Tây Tựu.