Mùa bão năm xưa

Dương Thi| 05/11/2020 16:38

Mùa bão năm xưa

Nửa đêm lên facebook, thấy những hình ảnh bão đổ bộ miền Trung, tôi lại thao thức không ngủ được. Ký ức về những cơn bão quê xưa chợt ùa về.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Nam Định - một tỉnh có biển nên tuổi thơ tôi cũng biết mùi bão. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhà tôi sống trong một khu tập thể xây sau giải phóng, tường 20, mái ngói. 

Bão với tôi là những đêm gió giật đùng đùng trên mái ngói, gió thốc hú hét cuồng nộ ngoài đầu hồi, mưa quất ràn rạt trên các tàu lá ngoài vườn...

Nhưng trong căn nhà ấy, dưới ánh đèn dầu le lói vàng vọt, chị em tôi co ro quấn tấm chăn mỏng ngủ say sưa. Trong giấc ngủ có tiếng rì rầm cha mẹ tôi nói chuyện với nhau, chia sẻ âu lo, tiếng loẹt quẹt 2 người dậy tìm thau chậu hứng mưa giột, tiếng sột soạt bố tôi chăng tấm nilon to che chắn những đỉnh màn tránh mưa dột ướt đàn con...

Cứ bão to là hôm sau chúng tôi phải nghỉ học. Nếu bão đổ vào ban ngày, cả nhà tôi cùng ở nhà đông đủ. Thường bố tôi chỉ ở nhà vào ngày bão to hoặc khi ông mệt chứ bố đi quanh năm, từ sáng đến tối mịt, thậm chí đêm 30 cũng đi đến gần giao thừa mới về. 

Những buổi sáng trở dậy sau một đêm cơn bão quét qua, mở cửa bước ra ngoài cảm giác kinh ngạc với sức tàn phá của cơn bão: cây đổ ngổn ngang, gạch ngói vung vãi khắp nơi... Trong khi người lớn tất tưởi dọn dẹp vệ sinh xóm ngõ, lợp lại mái ngói bị tốc thì lũ trẻ chúng tôi xăng xái đi từ đầu xóm đến cuối xóm kiểm đếm xem cây cối của từng nhà trong xóm xem cây nào còn, cây nào đã bị quật gãy, rồi cả các bức tường, từng tấm cánh cửa sổ... nhà nào còn nguyên nhà nào bị giật tung. 

Với tôi, mỗi cây xanh trong xóm đều có linh hồn, đều là những người bạn gắn bó. Cây đu đủ của mẹ cho chúng tôi biết thế nào là lúc lỉu quả. Tiếc thay đêm qua bão đã không tha, bão giật tung gốc quật đổ cây, những quả đu đủ xanh non choẹt ứa mủ nằm vương vãi khắp vườn. Mẹ tôi xót xa nhặt trái xanh về gọt xào mỡ. Phần thân non bố bảo mẹ chặt về muối xổi vì bố thích ăn những món linh tinh như thế.

Cây xoan gầy guộc trước cửa nhà chú Kỳ te tua sau đêm bão nhưng vẫn đứng yên, bão chỉ bẻ gãy của nó vài cành nhỏ. Cây xoan này cho tôi nhiều cảm xúc! Cuối xuân cây ra hoa, hoa xoan tím bời bời mùi hăng hăng dụ muỗi. Cứ chạng vạng tối là muỗi bay từng đàn như trấu quanh các chùm hoa, tôi ngồi thẩn thơ ngắm muỗi bay, dài cổ ngóng bố về để cho ngôi nhà bừng sáng ánh đèn Hoa Kỳ mặc kệ tiếng ông nội tôi la rầy chuyện dọn cơm hay nấu cám lợn. 

Mùa hè cây xanh um những vòm lá mỏng. Trên các vòm lá ấy là thế giới trú ngụ của con bọ ngựa. Tôi thèm bắt bọ ngựa chơi lắm vì tôi rất thích cái vẻ nghênh nghênh kiêu hãnh của chúng. Nhưng tôi sợ mình nghịch ngợm vày vò nó sẽ mệt và chết như bao con côn trùng khác, nên chủ yếu tôi chỉ ngồi dưới gốc cây mà ngắm.

Mùa đông cây xoan rụng lá. Từ khung cửa sổ nhà tôi những ngày đông giá chỉ thấy những cành khẳng khiu, lay lắt trên đó là chùm quả xoan chín khô đét ngả màu nâu nhạt... tất cả in lên nền trời u ám tạo thành bức tranh màu xám ảm đạm.

Tôi nhớ khóm hồng của nhà bác Đốc, bụi hoa nhài nhà ông Thi là những nhà có con gái lớn nên ưa trồng mấy cây yểu điệu trước cửa. Sau đêm bão bụi hoa thường bị quật tả tơi không còn nổi 1 cánh hoa nhưng khóm lá vẫn xanh mướt, ướt sũng nước mưa.

Và mỗi trận bão như thế xóm tôi mất 1 tuần, nửa tháng để cảnh vật quen thuộc trở lại. Cuộc sống cứ đơn giản là thế, năm nào cũng có bão giông đi qua những mái nhà xóm tôi. 

Nó khiến cuộc sống xáo trộn đôi chút nhưng nhờ có những ngày giông bão, tôi đã hiểu, đã biết trân quý sự bình yên trong ngôi nhà thân yêu trong đời tôi. Càng biết ơn người cha vĩ đại và vững chãi, người mẹ tảo tần mà đôn hậu đã vun giữ cho chị em chúng tôi ký ức về tuổi thơ êm đềm hạnh phúc làm hành trang vào đời. 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mùa bão năm xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO