Một thời phượng vĩ

Bùi Việt Phương| 07/06/2018 08:28

Không biết tự bao giờ sân trường tôi đã có hàng phượng vĩ. Những gốc phượng khẳng khiu lạc giữa cơ man nào là bê tông, cốt thép, cửa kính tường vôi… cứ lầm lũi như thế suốt những tháng ngày đông giá. Trong cái nắng tháng tư hanh vàng, nắng tháng sáu đổ lửa xuống sân trường, tán phượng đơn sơ chỉ đủ làm nên chút bóng mát đơn sơ nhất. Nhìn lên tán cây đang đơm đầy nụ hoa, bác lao công dừng tay chổi:

- Mai mốt lửa phượng bùng lên là ve ngân khắp thành phố đấy cháu ạ. Hạ đang đương thì rồi!

Thế là từ bữa ấy tôi như bị cuốn vào đam mê của mùa hoa thật. Nhìn ra cửa lớp, vẫn những đốm nụ li ti, con ve cánh mỏng chắc vẫn còn ngủ yên trong kén. Những cơn gió cuối xuân hay đầu hạ nào ai biết cứ thản nhiên mà ru cành, lá, không một tiếng trả lời. Bất giác, giữa buổi trưa yên tĩnh, chợt thấy thời gian như đang trôi chậm quá. Tiếng thời gian ẩn trong tiếng lá cành xào xạc, thầm thĩ mà thao thiết. Để rồi đâu đó, chợt vang lên một tiếng trống trường.

Một thời phượng vĩ
Đã gần 20 năm trôi qua tôi mới có dịp trở về đứng bên hàng phượng vĩ. Những thân phượng khẳng khiu giờ đã vững chãi hơn, da hằn những vết  nắng mưa, sạm màu năm tháng. Sân gạch mờ dấu rêu xưa, mòn từng thớ đất nung một thuở. Cái gì cũng khắc ghi tuổi tác, nôn nao lòng người khách trở về. Tôi ngước nhìn lên. Thật lạ. Những bông phượng vĩ như đang cúi xuống chào tôi. Người khách lạ hay cậu học trò bao năm tha hương khắp chân trời góc bể nay đã trở về. Ôi, chỉ những bông hoa là không có tuổi, tươi nguyên màu lửa phượng hôm nào. Rễ đã bao năm lầm lũi, cành đã một đời khó nhọc để giành cái sức sống tươi nguyên cho những chùm hoa.

Phía sau lưng tôi chợt ồn ào tiếng học trò tan lớp, tiếng trống trường vẫn trầm ấm như buổi hôm nào. Cô nữ sinh có đôi mắt đen hồn nhiên, tà áo dài tinh khôi đang cúi xuống nhặt một cánh phượng vĩ đặt vào lòng bàn tay bé nhỏ. Bông phượng mai này dẫu đã héo khô vẫn ánh sắc hồng trong trang giấy. Quanh bông phượng ấy là những dòng mực tím nhạt nhòa. Nước mắt tuổi học trò trong veo thấm vào trang lưu bút, thấm vào cánh hoa để giữ mãi hồn phượng hồng tươi thuở nào. Và ngoài kia, trong cái tập nấp của người xe, trong cái nhịp mưu sinh hối hả, vô tâm của cuộc đời, là những bông phượng đỏ trên giỏ xe học trò. Người qua đường tò mò ngoái lại, những tà áo trắng cứ bay bay rưng rưng trong nắng hạ. Bàn chân như muốn đạp chậm hơn một guồng quay của những vòng xe. “Em chở mùa hè của tôi đi đâu”. Mai này mỗi lần qua phố, lại thấy đàn em áo trắng tan trường, em có ngoái lại nhìn phượng vĩ hay vội quay đi nén một giọt nước mắt rơi. Phải thôi em, đứng trước màu hoa ấy, dễ mấy ai cầm lòng được.

Tháng sáu này trời hạ như xanh cao hơn, nhưng cơn mưa giông bất chợt không làm vơi đi cái nắng như đổ lửa. Bên trong những khung cửa sổ vẫn vang lên tiếng thầy, cô giảng bài. Ngoài sân, ve vẫn ca những nhạc khúc râm ran trên hàng phượng già nua. Sau một mùa hè, tiếng hát sẽ héo đi, con ve khô vỏ gửi hồn phiêu diêu chờ một năm sau lại được hóa thân thành tiếng hát. Những lứa học trò vô tư, tinh nghịch lưu luyến tan trường rồi sẽ chẳng bao giờ trở lại được hình hài xưa cũ. Chân lí đơn sơ ấy chỉ có những người thày thấm thía nhất. Một phút thời gian ngừng trôi, viên phấn kẹp hờ trên tay, đôi mắt bâng khuâng nhìn hàng phượng, lại có thêm một sợi tóc điểm bạc. Đã cất thật sâu tận đáy lòng, đã tiễn bao lứa học trò ra trường mà thầy, cô vẫn không vượt qua được phút bâng khuâng ấy. Bất giác, hình ảnh đó lọt vào đôi mắt người họa sĩ già đứng dưới sân trường. Bàn tay nhăn nheo vội đưa cành cọ, điểm nét bút xuất thần trên toan giấy. Ông là ai? Chính ông đang đi tìm câu trả lời ấy. Trở về đây khi thầy cô đã không ai còn nữa. Họ đã ra đi sau những tháng năm ghi dấu trên thân phượng vĩ. Lứa học trò trong bom đạn ngày nào đã ươm mầm, chăm bón một hàng phượng nhỏ. Trong những tháng năm bom đạn chiến tranh, máu đã đổ trên sân trường này. Một người thầy đã ngã xuống. Bàn tay cầm cây súng trường lúc ấy vẫn còn lấm lem màu phấn trắng. Chiếc áo xanh, dòng máu đỏ, nước da rám nắng… tất cả như vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức người học trò đã tuổi xế chiều. Thầy đã hi sinh để bảo vệ bình yên cho bầu trời xanh trong, một khoảng sân trường. Thầy đã không bao giờ được nhìn thấy màu hoa đỏ ấy, màu hoa mà thầy và lứa học sinh đầu tiên đã khó nhọc vun trồng trong lửa đạn. Hôm nay hoa rực màu lửa cháy, còn gợi nhớ màu máu người thầy đã đổ. Từng lớp học trò như đàn bướm trắng tung tăng vui cười. Bức chân dung về một người thầy bên khung cửa, xa xa là hàng phượng vĩ đã dần rõ nét. Người họa sĩ già lặng lẽ đi về dưới những tán lá đơn sơ lòng thật nhẹ nhàng. Hình như, trên vòm xanh kia đang có một tiếng thầm thì: Tuổi học trò cũng là một tuổi phượng hồng rực rỡ, hãy cháy hết mình! 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Một thời phượng vĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO