Miền quê yêu tiếng hát chèo

Hanoimoi| 02/05/2022 16:36

Những ngày này, khi ruộng lúa xuân vừa được cấy ngơi tay, người nông dân lại tất tả với đủ thứ việc không tên của làng, của nghề. Trong bộn bề công việc, tiếng hát chèo ngọt ngào của những “nghệ sĩ nông dân” thuộc Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập, xã Tri Trung (huyện Phú Xuyên) vẫn đều đặn vang lên mang âm hưởng của một mùa xuân với nhiều hy vọng và là một phần không thể thiếu trong đời sống làng quê.

Miền quê yêu tiếng hát chèo
Một tiết mục của Câu lạc bộ Hát chèo thôn Trung Lập, xã Tri Trung (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Sơn Tùng

Câu chuyện của những “nghệ sĩ nông dân”

Trong câu chuyện với phóng viên Báo Hànộimới, ông Lê Văn Nhạnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập chia sẻ: Là câu lạc bộ hát chèo của một thôn nhưng lại giàu truyền thống. Từ những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước, đất chèo Trung Lập đã được nhiều nghệ sĩ gạo cội của các đoàn chèo lớn về tập huấn, hỗ trợ cũng như “tuyển quân” nên nhiều cô gái của làng Trung Lập có cơ duyên “đầu quân” cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Cũng theo ông Lê Văn Nhạnh, câu lạc bộ chèo có đủ “ban bệ”: Đội trưởng, đạo diễn, nhạc công và hàng chục diễn viên quần chúng. Những vở diễn như: “Quan Âm Thị Kính”, “Tấm Cám”, “Lưu Bình - Dương Lễ” cùng hàng chục tích chèo, trích đoạn và hàng trăm câu chèo cổ đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bằng lòng nhiệt tình và năng khiếu bẩm sinh, những “nghệ sĩ nông dân” ở Trung Lập đã tự tin bước lên sân khấu để say sưa với những làn điệu chèo.

Bà Lê Thị Nhuệ Phái, “đạo diễn” Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập cho biết: “Khi tôi sinh ra, làng Trung Lập đã có nhiều người hát chèo. Vào những đêm trăng thanh hay những buổi đi cấy, đi gặt, câu chèo chẳng mấy khi ngớt trên cánh đồng. Giờ đây, không chỉ hát cho người dân quê mình nghe, chúng tôi còn tham gia nhiều hội thi, hội diễn và đều có giải thưởng, được ghi danh”.

Cuộc sống dù vất vả nhưng hễ ngơi tay cuốc, tay cày, những “nghệ sĩ nông dân” lại sẵn sàng hóa thân thành nhân vật cổ tích bước lên sân khấu, luôn nhận được những tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến của người dân.

Gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa quê hương

Chị Lê Thị Hài, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập chia sẻ: “Chúng tôi lớn lên trong cái nôi hát chèo, chẳng nhớ từ khi nào giai điệu chèo đã ngấm vào máu. Để rồi qua năm tháng, mặc dù học tập, làm việc ở các ngành nghề khác nhau, khi trở về địa phương, tình yêu với làn điệu chèo vẫn không thay đổi”.

Người dân nơi đây mê hát chèo! Bởi, làn điệu chèo có trong lời ru của mẹ, của bà, trong những hội xuân náo nức. Những câu chèo tha thiết theo chân người làng đi khắp các nẻo đường, ra đồng với hạt thóc, củ khoai, lên phố với các cuộc thi, hội diễn. Người dân ở Trung Lập nâng niu, gìn giữ những điệu chèo như vốn quý của làng. Nhiều gia đình trong thôn có đến hai, ba thế hệ biết hát chèo. Anh Lê Hữu Thái, một thành viên trẻ tuổi của Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập bộc bạch: “Không chỉ dựng lại các tích chèo cổ, chúng tôi còn “tự biên, tự diễn” nhiều tiểu phẩm về quê hương. Tự bỏ tiền túi ra mua nhạc cụ, trang phục nhưng chúng tôi vẫn say đắm với làn điệu chèo, bởi đơn giản đó là niềm đam mê”.

Cứ như vậy, “tre già măng mọc”, các thế hệ trao truyền nhau gìn giữ nghệ thuật chèo như một “bảo vật” của làng... Không chỉ vậy, nhiều “nghệ sĩ nông dân” của thôn Trung Lập đã tích cực truyền dạy, hỗ trợ người dân các địa phương khác phát huy nét đẹp của những làn điệu chèo truyền thống. 

Nhiều năm qua, Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Phó Chủ tịch UBND xã Tri Trung Ngô Văn Hùng cho biết: Làn điệu chèo có một sức sống mãnh liệt, là mạch nguồn không thể thiếu trong đời sống văn hóa quê nhà. Làng quê Tri Trung không chỉ đẹp với những con đường hoa thẳng tắp, xanh tươi bốn mùa, mà còn bởi tình yêu chèo được vọng ra từ trái tim mỗi người dân nơi đây. Tại nhiều cuộc giao lưu, đám cưới, mừng thọ... không thể thiếu tiếng hát chèo Trung Lập.

Nói về việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh nhận định: Tiếng hát chèo ở xã Tri Trung không chỉ làm nên chất xuân của làng quê, mà sâu xa hơn còn góp phần làm nên sức sống văn hóa của quê hương. Việc thành lập các câu lạc bộ, người già truyền dạy cho người trẻ, người trẻ phát huy vốn quý của tiền nhân đã nối dài sức sống, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Để góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của làng quê trong đời sống hiện đại, từ nay đến năm 2025, huyện Phú Xuyên sẽ triển khai nhiều giải pháp, trong đó dành một phần kinh phí để hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật dân gian. Cùng với đó, các cơ quan chức năng của huyện Phú Xuyên sẽ tạo điều kiện để Câu lạc bộ hát chèo thôn Trung Lập nói riêng và các câu lạc bộ khác trên địa bàn huyện duy trì hoạt động, giao lưu thường xuyên, góp phần tỏa sáng những giá trị văn hóa truyền thống, bồi đắp những giá trị văn hóa mới cho làng quê Phú Xuyên nói riêng và thành phố nói chung.

(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Miền quê yêu tiếng hát chèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO