Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch văn minh: Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới

Ly Ly 17:32 05/12/2024

Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sáng ngày 5/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội tổ chức hội nghị Đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện mô hình tuyên truyền Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn.

z6098872909970_e3628d000512827437ce5dabea86260a.jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Vi Thanh Hoài, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL); Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội.

Tiếp tục định vị “thương hiệu” của Thủ đô – điểm đến lý tưởng, thanh bình

Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, năm 2024 đánh dấu chiến thắng đầu tiên của Hà Nội ở hạng mục “Điểm đến văn hoá hàng đầu Việt Nam”, ghi nhận những giá trị về văn hóa, lịch sử và truyền thống của Thành phố; nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá văn hoá, lịch sử. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các khu, điểm du lịch, xây dựng điểm du lịch thông minh.

z6098871321805_54219cef0d00411fc9ebb7cf4b8256f5.jpg
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2024, ngành Du lịch Thủ đô tiếp tục khẳng định được vị trí, hình ảnh, thương hiệu của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong năm 2024, Thành phố Hà Nội được vinh dự đón nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á”, “Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á”.

Thành phố hiện có khoảng 133 khu, điểm tham quan du lịch. Triển khai Luật Du lịch 2017, đến nay, UBND Thành phố đã công nhận 50 điểm du lịch, khu du lịch cấp Thành phố, trong đó có 42 điểm du lịch 08 khu du lịch cấp thành phố. Việc quản lý, khai thác tốt các điểm đến, các khu, điểm du lịch góp phần tích cực cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch. Năm 2024, uớc số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 27 triệu lượt khách, tăng 9,2% so với năm 2023, trong đó gồm: 5,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,4% so với năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 103,74 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2023.

“Các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được du khách đánh giá rất cao về giá trị tài nguyên, giá trị văn hóa cũng như công tác bảo tồn và tôn tạo. Sự thân thiện của cộng đồng địa phương cũng đã tạo được rất nhiều dấu ấn trong lòng khách du lịch, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nội thanh bình và hiếu khách”, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh.

z6100157261357_ce8e0d641d9b609534fb70c7fd7a30d2.jpg
Di tích đình làng Nhạn Tái, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
z6100159319306_c300a119949924067de5005c0c3f82b2-1-.jpg

Trong thời gian tới, Sở Du lịch tiếp tục tham mưu Thành phố tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông, các nền tảng mạng xã hội và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp để tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn”.

Ứng xử thanh lịch văn minh để phát huy “sức mạnh mềm” của hệ giá trị văn hoá Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh khẳng định, Hội nghị Đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện mô hình tuyên truyền di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn là hoạt động cần thiết nhằm tiếp tục cụ thể hoá việc thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 31/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành ủy và Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 của UBND Thành phố về thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; Kế hoạch số 305, 306/KH-UBND ngày 27/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện các Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025.

z6098951768370_a019cccc5490d46b98e5d5086cba0463.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại Hội nghị.

Thành phố chỉ đạo thực hiện quyết liệt với nhiều hoạt động phong phú; phân công, giao việc cụ thể sở, ban, ngành, quận, huyện, được các cấp, các ngành và nhân dân đồng lòng hưởng ứng vào cuộc triển khai, trong đó phải kể đến việc xây dựng các mô hình thực hiện các quy tắc ứng xử được thực hiện một cách thực chất, sáng tạo và hiệu quả. Các mô hình có sự chung tay vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và đã tạo được sự chuyển biến rõ nét.

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/02/2022 về"Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", trong đó nhấn mạnh: Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, từ Thăng Long biểu thị cho khát vọng vươn lên, đến những danh hiệu cao quý: Thủ đô ngàn năm văn hiến; Thủ đô anh hùng; “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; "Thành phố vì hòa bình”; “Thành phố sáng tạo”, đã góp phần định vị thương hiệu cho Hà Nội phát triển.

xay-dung-nguoi-hn-2.jpg
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh góp phần định vị "thương hiệu" của Thủ đô.

Phát triển công nghiệp văn hoá trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.

Trong triển khai nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành phố không chỉ thực hiện nghiêm mà còn rất sáng tạo, bám sát yêu cầu tình hình thực tiễn của Thủ đô. Trên cơ sở đó, đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, quyết sách, như: ban hành 2 bộ tiêu chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nói chung và ngành Văn hóa Thủ đô nói riêng đã, đang và tiếp tục nỗ lực cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hòa hao, nghĩa tình đồng bộ, với nhiều giải pháp, chương trình hành động, kế hoạch, đề án…

Nhấn mạnh văn hóa có thể được coi như “mã số định danh” của mỗi người dân Thủ đô, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội nhắc lại rằng, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, thường xuyên; phải kiên trì, bền bỉ; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Ứng xử tinh tế, thanh lịch văn minh để phát huy “sức mạnh mềm”, sức mạnh nội sinh của văn hoá Thăng Long ; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố; từng bước xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình”, từ đó, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ

Tham luận tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã tập trung chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện mô hình tuyên truyền Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Theo báo cáo tại Hội nghị, Hà Nội là vùng đất giàu bản sắc văn hóa khi dẫn đầu cả nước về số lượng di tích trên địa bàn với 5.922 di tích được kiểm kê. Trong đó có 1 di sản thế giới, 20 cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích xếp hạng quốc gia, 1.500 di tích xếp hạng cấp Thành phố. Đây được coi là những di sản vô giá cho muôn đời sau, cũng là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch Hà Nội.

z6098875553180_35d92efe903f35255e4533cf028fc503.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” đã và đang góp phần phần thể hiện sự trân trọng với các di sản, phát huy giá trị di sản, xây dựng điểm đến đồng thời mang đến diện mạo mới cho những công trình này.

Thực tế cho thấy, hầu hết các địa phương và đơn vị liên qan đều quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai thực hiện thống nhất, bài bản, có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc và sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong triển khai thực hiện mô hình và thu được kết quả đáng ghi nhận. Đáng lưu ý trong đó phải kể đến vai trò đóng góp tích cực của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn Thành phố.

z6100174731714_185a73010061304db4fbfeee85a0ed4e.jpg
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh Nguyễn Thị Lan chia sẻ tại Hội nghị.

Theo đại diện của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh và huyện Gia Lâm, chia sẻ, mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” chính là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại địa phương. Thực hiện chủ trương của Thành phố, huyện trong việc triển khai thực hiện mô hình, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp hội viên hội phụ nữ trong việc ứng xử văn minh, văn hoá tại các điểm di tích, nơi thời tự. Thường xuyên tổ chức các sự kiện của Hội phụ nữ tại các điểm di tích nhằm giáo dục, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống tới các chị em phụ nữ, từ đó, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, đóng góp của phụ nữ trong tuyên truyền triển khai quy tắc ứng xử văn minh tại nơi thờ tự.

z6100165328278_3e025ffc60975e672e515a26ac7a4873.jpg
Tuyên truyền Quy tắc ứng xử Di tích lịch sử văn hoá - Điểm đến an toàn, hấp dẫn tại đình Chèm, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đồng chí Trần Thị Vân Anh đánh giá cao những đóng góp tích cực của các cấp hội phụ nữ trong triển khai thực hiện mô hình tại các địa phương thời gian qua. Đồng chí đề nghị các địa phương, đơn vị cần tăng cường sự phối kết hợp trong quá trình triển khai thực hiện; thường xuyên tổng kết, đánh giá nhằm chỉ ra những điểm tốt để phát huy, điểm chưa tốt để khắc phục. Tăng cường phát hiện, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nói chung và mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” nói riêng, góp phần lan toả thông điệp về văn hóa ứng xử đẹp, đẩy lùi những hành vi ứng xử thiếu văn hóa tại các di tích.

Để các di tích, danh lam thắng cảnh ngày một văn minh, Thành phố chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng các ban, ngành tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực từ các cấp chính quyền, các hội đoàn thể và ban quản lý di tích nhằm hiện thực hóa việc đưa Quy tắc ứng xử nơi công cộng đi sâu vào cuộc sống, phát huy những kết quả đạt được, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nhân rộng thêm những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn tiếp theo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch văn minh: Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO