Chuyển động Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi): Quận Bắc Từ Liêm triển khai 5 nhiệm vụ thi hành Luật Thủ đô

Trung Kiên 16/09/2024 13:56

UBND quận Bắc Từ Liêm vừa ban hành Kế hoạch về triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) trên địa bàn quận. Kế hoạch của quận Bắc Từ Liêm đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, qua đó nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao nhận thức về Luật Thủ đô, chính sách xây dựng và phát triển Thủ đô, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thi hành Luật.

Theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) của UBND quận Bắc Từ Liêm, địa phương đặt ra nhiệm vụ trọng tâm. Trước tiên, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Thủ đô. UBND quận Bắc Từ Liêm yêu cầu các phòng, ban, đơn vị quận căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị quản lý phối hợp hoặc tham mưu UBND quận phối hợp với các sở, ngành, thành phố có liên quan tham mưu Thành phố đề xuất Chính phủ ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành các nội dung được quy định, giao nhiệm vụ trong Luật Thủ đô.

bactliem.jpg
Quận Bắc Từ Liêm vừa có kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) trên địa bàn, trong đó đặt ra 5 nhiệm vụ, nội dung trọng tâm. (Ảnh minh họa).

Về ban hành văn bản để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô: UBND quận đề nghị Thường trực HĐND quận chỉ đạo Ban Pháp chế HĐND quận chủ trì, phối hợp các Ban của HĐND quận, các phòng, ban, đơn vị liên quan tham mưu HĐND quận ban hành Quy chế làm việc của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND quận…

Nội dung thứ hai, đó là căn cứ quy định của Luật Thủ đô, các phòng, ban, đơn vị thuộc quận Bắc Từ Liêm có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành thành phố có liên quan tiến hành rà soát, tham mưu triển khai các nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án, văn bản cá biệt để thực hiện quy định được giao trong Luật Thủ đô. Về thực hiện các nhiệm vụ khác được giao trong Luật: các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường có liên quan phối hợp sở, ngành thành phố có liên quan tiến hành rà soát, tham mưu Thành phố xây dựng các quy định về phân cấp, quyết định ủy quyền theo quy định của Luật Thủ đô, văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành.

Phòng Nội vụ quận chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan chủ động xây dựng Đề án về phân cấp, ủy quyền, quy định về việc phân cấp để xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Thủ đô (theo hướng dẫn của cấp trên và Thành phố). Các phòng, ban, đơn vị chủ động thực hiện việc rà soát các quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các nhiệm vụ chi sử dụng ngân sách quận; tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá trong các lĩnh vực để báo cáo HĐND, UBND quận đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định có liên quan,…

luat-thu-do56.jpg

Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15) gồm 7 chương, 54 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn thi hành Luật Thủ đô. UBND quận giao phòng Tư pháp chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, Luật Thủ đô,… phối hợp với các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý; chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thủ đô đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên thuộc cơ quan, đơn vị bằng các hình thức phù hợp… Trước mắt, trong quý III, IV năm 2024, quận Bắc Từ Liêm mở đợt phổ biến, tuyên truyền Luật Thủ đô rộng rãi trước khi Luật có hiệu lực thi hành. Tổ chức các hội nghị tập huấn từ cấp Quận đến cấp phường bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến về Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô. Thời gian thực hiện trong năm 2024 và các năm tiếp theo....

Bên cạnh đó, UBND quận Bắc Từ Liêm giao Phòng Tư pháp làm đầu mối, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thực hiện hệ thống hóa, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định của Luật Thủ đô; rà soát, tham mưu UBND quận đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật. UBND các phường có trách nhiệm tổ chức rà soát, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết Luật. Các Ban của HĐND quận rà soát, đề xuất HĐND quận sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của HĐND, các Ban của HĐND đảm bảo phù hợp với quy định của Luật….

Nội dung cuối cùng là tổ chức theo dõi thi hành Luật Thủ đô. UBND quận Bắc Từ Liêm giao các phòng, ban, đơn vị quận và UBND các phường có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật thuộc phạm vi quản lý. Tham mưu UBND quận chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của Luật Thủ đô và xử lý các vi phạm trong tổ chức thi hành Luật trên địa bàn quận.

Căn cứ Kế hoạch của Thành phố Hà Nội, phòng Tư pháp tham mưu xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về Thủ đô của quận nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện các quy định pháp luật về Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
    Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
    Ngày 5/10, tại Hà Nội, CLB Trí thức và Doanh nhân trẻ Lam Hồng đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo" nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
  • Hơn 1.200 VĐV Cầu lông trẻ tranh tài tại Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô 2024
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 6/10, Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 chính thức khai mạc tại Nhà Thi đấu Cầu Giấy (quận Cầu giấy, TP Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Quận Bắc Từ Liêm triển khai 5 nhiệm vụ thi hành Luật Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO