Văn hóa – Di sản

Lễ hội nhảy lửa người Pà Thẻn được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoa Quỳnh 16:22 03/06/2023

“Lễ hội nhảy lửa” của dân tộc Pà Thẻn (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) vừa được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mang màu sắc tâm linh và huyền bí, nhưng Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn (tập trung chủ yếu ở xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa và xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình) tỉnh Tuyên Quang, là minh chứng cho sức mạnh, cho quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người.

nhay-lua-2-.jpg
Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở  xã Hồng Quang. (Ảnh: Quang Hòa).

Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, bắt đầu từ 16/10 Âm lịch năm trước đến Rằm tháng Giêng năm sau. Trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn luôn có quan niệm xung quanh họ có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ, vì vậy khi Lễ hội nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ.

Theo quan niệm của người Pà Thẻn, nhảy lửa là một nghi lễ để đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đồng bào dân tộc Pà Thẻn còn quan niệm việc tổ chức nhảy lửa nhằm giúp cho những người trong làng đang học cúng và làm thầy cúng được thông minh hơn.

Để chuẩn bị cho lễ nhảy lửa, ngay từ buổi chiều hôm đó, các học trò đã gánh củi về, đốt ở ngoài sân. Điều kiện để có thể chủ trì lễ nhảy lửa là thầy cúng phải cao tay, biết cúng và biết dùng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc để gọi “thần thánh” xuống trần gian và hoá thân vào những người có khả năng và được phép nhảy lửa.

Tham gia nhảy lửa có khoảng từ 8 đến 10 người, là những thanh niên khỏe mạnh trong bản. Sau tiếng nhạc nổi lên, cùng với lời gọi của thầy cúng trong khoảng 20 - 30 phút, cơ thể của các chàng trai bắt đầu rung lên, ánh mắt khác lạ, đầu lắc đi, lắc lại... Họ cho rằng, các thần ở trên trời đã xuống và nhập vào những người đó. Cứ thế, họ lao vào nhảy múa giữa đống lửa đang đỏ hồng với bàn chân trần và dùng tay bốc than tung lên, ánh than phủ kín một màu đỏ rực xung quanh người nhảy, có người còn cho than hồng vào mồm nhai.

lua-thieng-pa-then.jpg
Lễ hội nhảy lửa là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân tộc Pà Thẻn.

Khi một người nhảy xong lao từ trong đống than hồng ra, lại có một người khác tiếp nối, cũng có khi hai, ba người cùng vào nhảy một lúc. Họ vẫy vùng trong ánh lửa hồng rực trước sự reo hò, khích lệ của người xem như không hề cảm thấy sức nóng của than hồng. Những người tham gia nhảy lửa còn dùng cả tay và chân trần để phá đống than đỏ rực cho tới khi tàn lửa. Khi nhảy họ nhắm mắt và như được thần dẫn đi nên bản thân họ không biết là đang lao vào đống lửa. Vì thế, sau khi nhảy vào lửa chân tay họ không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước.

Lễ hội nhảy lửa chính là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân tộc Pà Thẻn của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, Việt Nam nói chung. Không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, lễ hội nhảy lửa được tổ chức từ đời này qua đời khác đã góp phần bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Pà Thẻn, tạo nên nét đặc trưng riêng của dân tộc.

Bài liên quan
  • Lễ hội chùa Thầy trong ký ức
    Chùa Thầy không chỉ là điểm đến của du khách muôn phương, mà còn là nơi linh thiêng cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc, nhất là trong ngày hội chùa Thầy. Và riêng tôi, đây còn là nơi mang đầy kỷ niệm tuổi thơ với màu sắc quê hương.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội nhảy lửa người Pà Thẻn được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO