Sự kiện & Bình luận

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: 80 ngày Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo quân và dân đấu tranh tiến tới tiếp quản Thủ đô

Phạm Quỳnh 08/10/2024 07:09

Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cho biết, 70 năm trước, tiếp quản Thủ đô không chỉ là mối quan tâm của Đảng bộ, quân và dân Hà Nội, mà hơn hết là của Trung ương Đảng, Chính phủ cùng nhân dân cả nước. Và tính chung trong 80 ngày (từ 21/7 - 10/10/1954), qua công tác địch vận của ta, đã có hơn 1 vạn binh lính địch chạy trốn khỏi hàng ngũ về với Nhân dân.

Vẫn theo Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, tiếp quản Thủ đô còn là cuộc đấu tranh phức tạp trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy tiếp quản Thủ đô, công tác giáo dục tư tưởng đã được quan tâm, chú trọng về nhiều phương diện. Các phương tiện thông tin, tuyên truyền được sử dụng tối đa để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, nhiệm vụ của quân và dân Thủ đô, đồng thời vạch trần các âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của địch.

tqs2.jpg
Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Trong nhiều mặt công tác chuẩn bị cho việc tiếp quản Thủ đô, Đảng ủy tiếp quản Thủ đô chú trọng vấn đề bảo đảm những nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất, sinh hoạt của người dân Thành phố. Thành ủy Hà Nội chủ trương lãnh đạo quần chúng, nhất là công nhân, đấu tranh chống âm mưu phá hoại của địch.

Theo đó, một phong trào đấu tranh của công nhân được dấy lên mạnh mẽ. Đáng kể là tự vệ, công nhân đấu tranh không cho Pháp tháo dỡ máy móc mang vào Nam, đòi giải quyết công ăn việc làm, bảo đảm đời sống của công nhân. Công nhân Nhà máy điện Yên Phụ đòi bảo đảm than dự trữ cho nhà máy hoạt động bình thường. Công nhân Nhà máy Đèn Bờ Hồ đấu tranh ngăn chặn chủ nhà máy tháo dỡ máy móc, thiết bị. Công nhân Nhà máy Nước tìm cách giấu những kiện hòm thiết bị quan trọng mà địch định di chuyển khỏi nhà máy, đồng thời nêu cao cảnh giác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời âm mưu đặt mìn phá các trạm, chòi cấp nước trong thành phố. Nhân viên Bưu điện Hà Nội mang cơm, nước, rải chiếu, thay nhau túc trực, ngăn không để địch tháo gỡ thiết bị, chuyển đi.

“Ở các khu phố, tự vệ vận động các giới chức, tầng lớp nhân dân ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân bằng cách viết báo, ký kiến nghị, cử đại biểu đến gặp Ủy ban quốc tế tố cáo Pháp và bù nhìn vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ. Cuộc đấu tranh của tự vệ, công nhân các nhà máy diễn ra sôi nổi, rộng khắp, bằng nhiều hình thức phong phú, trong khuôn khổ trật tự, bình tĩnh, với thái độ kiên quyết, đúng mức, có lý lẽ nên đã ngăn chặn có hiệu quả sự phá hoại của địch”, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân thông tin thêm.

Hà Nội là vùng tập kết chuyển quân Pháp trong vòng 80 ngày, bởi vậy, nơi đây trở thành chỗ tập trung nhiều sắc lính của quân đội Liên hiệp Pháp. Binh lính địch còn đông, nhưng đa số tinh thần hoang mang, rệu rã. Nắm bắt được tình hình đó, Thành ủy Hà Nội chủ trương đẩy mạnh công tác địch vận, tiếp tục tiến công địch bằng đòn chính trị, tư tưởng, đặc biệt là đã mở “chiến dịch địch vận”, nhằm động viên đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

tien-ve-hanoi.jpg
Hình ảnh thị trưởng Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng trên xe dẫn đầu Đoàn quân Giải phóng tiến vào Hà Nội ngày 10/10/1954 trong sự hân hoan, chào đón của người dân Thủ đô được tái hiện trong Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình vừa qua tại Hà Nội.

“Ban địch vận thống nhất” được thành lập, gồm các tiểu ban Ngụy vận, Cảnh binh vận, Âu - Phi vận, nhằm đôn đốc, hỗ trợ các cấp, ngành triển khai, thực hiện công tác địch vận. Truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích được phát tán khắp chốn, khắp nơi, tại các đồn bốt, nơi trú quân, đến tận tay binh lính và gia đình họ. Nội dung truyền đơn kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền không thi hành mệnh lệnh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, ở lại quê hương chung sức cùng nhân dân đấu tranh thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ. Tính chung lại trong 80 ngày (từ ngày 21/7 - 10/10/1954), có hơn 1 vạn binh lính địch chạy trốn khỏi hàng ngũ về với Nhân dân.

Trong việc chuyển giao Hà Nội, theo thỏa thuận giữa hai bên, phía Pháp phải chịu trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho các công trình phục vụ công cộng như điện, nước, xe điện,… tiếp tục hoạt động bình thường sau khi Pháp rút đi. Nhưng trong quá trình thực hiện, phía Pháp tìm cách phá hoại, cản trở. Do ta có được những bằng chứng cụ thể và đấu tranh kiên quyết nên địch phải thực hiện đúng những điều đã cam kết, nhằm bảo đảm sinh hoạt bình thường của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiếp quản.

Về thời gian và khu vực tiếp quản, ta cũng phải tiến hành đấu tranh. Đến ngày 30/9/1954, hai bên mới thống nhất được việc chuyển giao về quân sự và trật tự. Nội thành Hà Nội được chia thành 2 phân khu, mỗi phân khu chia thành 6 khoảnh, quy định giờ quân đội Pháp rút đi và ta tiếp quản các khoảnh đó. Với thỏa thuận trên, ta phái một đội công an và một đội cảnh vệ vào trước để chuẩn bị tiếp nhận các cơ quan quân sự và cảnh sát.

Ngày 2/10/1954, hai bên thỏa thuận chuyển giao Hà Nội về hành chính. Đồng chí Trần Danh Tuyên, Trưởng đoàn cán bộ hành chính của Chính phủ ta vào Hà Nội gặp đại diện Bộ Chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp để ký biên bản bàn giao toàn bộ. Liên tiếp trong 3 ngày, (2 - 4/10/1954), đội hành chính của ta, gồm 422 cán bộ, nhân viên, chia làm nhiều tổ, vào trước để chuẩn bị tiếp nhận các công sở và công trình lợi ích công cộng. Ngày 5/10/1954, đội trật tự gồm 158 cán bộ, chiến sĩ công an có vũ trang vào nội thành để chuẩn bị nhận bàn giao các công sở, đồn cảnh sát.

Tiếp đó, 214 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca (Tiểu đoàn 18), thuộc Trung đoàn Thủ đô cũng được lệnh vào trước để tiếp nhận các công sở, xí nghiệp, doanh trại và cùng canh gác với binh lính Pháp ở 35 vị trí. Trong quá trình chuyển giao này, phía Pháp cố tình gây khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ của các lực lượng quần chúng và trước tình thế không thể đảo ngược được nên đến ngày 7/10/1954, ở hầu khắp các nơi, hai bên đã chuẩn bị xong mọi thủ tục để bàn giao.

Từ ngày 6/10/1954, quân Pháp bắt đầu rút khỏi quận lỵ Văn Điển, ta tiếp quản và giải phóng quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành. Cùng ngày, địch rút khỏi thị xã Hà Đông. Phía Bắc, địch rút đến cách tả ngạn sông Đuống 4 km. Theo kế hoạch tiếp quản Hà Nội của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, từ ngày 7/10/1954, trên các hướng, các đơn vị bộ đội vào tiếp quản Thủ đô đã tiến dần về sát Thành phố.

haco.jpg
18 giờ 8/10/1954, tại Cột cờ Hà Nội, quân Pháp làm lễ hạ cờ, đánh dấu kết thúc sự hiện diện của Pháp ở Hà Nội.

Trong khi cả Hà Nội đang bừng bừng khí thế chiến thắng, rạo rực niềm vui, nhộn nhịp, khẩn trương cho ngày hội giải phóng, thì lúc 18 giờ 8/10/1954, tại Cột cờ Hà Nội, quân Pháp làm lễ hạ cờ, đánh dấu kết thúc sự hiện diện của Pháp ở Hà Nội. Cuối ngày 8/10/1954, các đơn vị bộ đội được giao nhiệm vụ tiếp quản nội thành đã tiến vào vị trí tập kết. Các đội tự vệ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng làm nhiệm vụ dẫn đường cho từng cánh quân trên các hướng. Ủy ban Quân chính Hà Nội cùng Bộ Tư lệnh Đại đoàn 308 chuyển dịch về đường Hà Nội - Hà Đông. Cơ quan Đảng ủy tiếp quản chuyển về thị xã Hà Đông.

Đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, tốp lính cuối cùng ở bốt gác cầu Long Biên đã rút hết sang Gia Lâm. Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô tiến lên đầu cầu Long Biên giữa tiếng reo hò, hoan hô của nhân dân các phố Hàng Đậu, Trần Nhật Duật. Như vậy, trong ngày 9/10/1954, lực lượng vũ trang ta đã tiếp quản các vị trí quan trọng trong Thành phố. Ngày 10/10/1954 là ngày chính thức tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Các đơn vị bộ đội tiến quân vào nội thành tiếp quản các vị trí. Hàng vạn người dân Thủ đô đổ ra các đường phố nhiệt liệt đón chào đoàn quân giải phóng Thủ đô.

“Như vậy, đến ngày 10/10/1954, sau gần 9 năm kể từ ngày Hà Nội cùng các thành phố Bắc vĩ tuyến 16 chủ động tiến công địch, mở đầu Toàn quốc kháng chiến (ngày 19/12/1946), Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được giải phóng. Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại không chỉ của Đảng bộ, quân và dân Thủ đô, mà là của cả nước, của toàn dân tộc Việt Nam” - Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Hà Nội đang bừng sáng với một diện mạo mới, sức sống mới, tiếp tục thực hiện khát vọng hóa Rồng
    Đó là phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương tại Hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” diễn ra sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội thảo là sự kiện trọng tâm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài cuối)
    Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đã bám sát các quy định của luật, Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cấp HĐND và giữa HĐND với các cơ quan trong hệ thống chính trị thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Hà Nội: Quan tâm chăm lo chu đáo gia đình chính sách, người có công
    Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
  • Phường Cửa Nam sử dụng Robot AI hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính
    Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) Trịnh Ngọc Trâm vừa chia sẻ: “Từ ngày 10/7, phường Cửa Nam sử dụng Robot AI áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhằm hỗ trợ tự động hoá trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính”.
  • Hà Nội lắp màn hình LED phục vụ Nhân dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7/2025 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND Lắp đặt màn hình LED và hệ thống loa truyền thanh Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Phường Láng tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp
    Tối 9/7, tại Di tích cách mạng Pháo đài Láng, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Láng (Hà Nội) tổ chức chương trình nghệ thuật, chào mừng sáp nhập địa giới hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
  • Hà Nội thông qua Đề án kiện toàn Quỹ Phát triển đất phục vụ tiến trình vươn mình
    Tại ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết Đề án kiện toàn Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội, từ đó phục vụ tiến trình vươn mình, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: 80 ngày Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo quân và dân đấu tranh tiến tới tiếp quản Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO