Sự kiện & Bình luận

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo đà cho đất nước phát triển (Bài cuối)

Trung Kiên 10/03/2025 14:22

Điểm nhấn của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đó là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là những quyết nghị quan trọng, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, tạo đà cho kinh tế đất nước tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

1. Căn cứ kết quả đạt được của năm 2024, tình hình dự báo năm 2025 và đề xuất của Chính phủ, Quốc hội khóa XV, kỳ họp bất thường đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; trong đó, đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện.

gdp-viet-nam.jpg
Năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP 8 % trở lên. Với các giải pháp cụ thể và đồng bộ trong Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua , mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên vào năm 2025 không chỉ là khả thi mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Cụ thể, đó là việc đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công. Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh, khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 còn đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống. Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến...

Với các giải pháp cụ thể và đồng bộ, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên vào năm 2025 không chỉ là khả thi mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự thông qua của Nghị quyết này cũng khẳng định nỗ lực của Quốc hội trong việc tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và những thay đổi không ngừng của công nghệ và thị trường toàn cầu.

2. Cũng tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyền đổi số quốc gia, nhằm giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

chuyendoiso.jpg
Đảng, Nhà nước thời gian qua đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. (Ảnh minh họa).

Nghị quyết gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày Quốc hội thông qua (ngày 19/2/2025), quy định các cơ chế, chính sách đặc biệt về thành lập, điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo cơ chế quỹ; khoán chi trong thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Đồng thời, Nghị quyết cũng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; sử dụng ngân sách trung ương triển khai các nền tảng số dùng chung và chỉ định thầu các dự án chuyển đổi số; chính sách phát triển các tuyến cáp viễn thông kết nối quốc tế trên biển do doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia góp vốn hoặc là chủ đầu tư. Thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp; hỗ trợ tài chính xây dựng nhà máy đầu tiên để phục vụ nghiên cứu, đào tạo và sản xuất chíp bán dẫn...

3. Bên cạnh đó, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; tạo tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và khoảng 2.500 việc làm lâu dài trong quá trình vận hành, khai thác; góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

duong-sat-hanoi-laocai.jpg
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ thúc đẩy sự phát triển của hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, một trong những khu vực có tiềm năng lớn về sản xuất, xuất khẩu và du lịch. (Ảnh minh họa).

Dự án có điểm đầu tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng); chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km; chiều dài các tuyến nhánh khoảng 27,9km; đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 203.231 tỷ đồng; đầu tư mới toàn tuyến đường đơn, khổ 1.435mm; vận chuyển chung hành khách, hàng hóa; tốc độ thiết kế 160 km/h đối với tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai mới đến ga Nam Hải Phòng, tốc độ thiết kế 120km/h đối với đoạn qua khu vực đầu mối Thành phố Hà Nội, tốc độ thiết kế 80 km/h đối với các đoạn tuyến còn lại.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của khu vực Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển của hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, một trong những khu vực có tiềm năng lớn về sản xuất, xuất khẩu và du lịch. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, đặc biệt là với Trung Quốc, sẽ mở ra cơ hội giao thương, vận tải hàng hóa và hành khách thuận tiện, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Cục trưởng Lê Quang Tự Do: "Chúng tôi đau lòng về trường hợp của Quang Linh Vlogs "
    Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ VHTTDL chia sẻ về trường hợp Quang Linh Vlogs vì thiếu hiểu biết pháp luật mà vi phạm pháp luật, ông bày tỏ: "Chúng tôi rất đau lòng".
  • Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN ra mắt 4 chuyên ngành mới ngành Quản trị Kinh doanh theo chuẩn quốc tế
    Sáng ngày 20/4/2025, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức thành công Hội thảo “Ra mắt các chuyên ngành đào tạo cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh và Định hướng Nghề nghiệp”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên, quý phụ huynh, giảng viên, chuyên gia, cơ quan báo đài và doanh nghiệp đối tác, tạo nên một không gian học thuật – kết nối – truyền cảm hứng đặc biệt.
Đừng bỏ lỡ
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo đà cho đất nước phát triển (Bài cuối)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO